Sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 87 - 88)

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2.2. Sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị

Theo khoản 2 điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP, kể từ tháng 8/2020 cơng ty đại chúng khơng được có sự kiêm nhiệm giữa hai chức danh chủ tịch và tổng giám đốc. Yêu cầu này là hợp lý vì nếu khơng có sự tách bạch giữa hai chức danh này sẽ dễ dẫn đến lạm quyền trong hoạt động quản trị cơng ty, một người khi có nhiều quyền lực thì họ sẽ nghĩ đến việc sử dụng quyền lực đó để thu lại các lợi ích cá nhân. Mà chắc chắn lợi ích cá nhân đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cơng ty. Do vậy, cần tách bạch hai chức danh này để đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đông khác trong công ty cũng như phát triển đúng mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị cổ phần phổ thơng của cơng ty.

Hình 4: Mức độ hồn thành u cầu tách bạch giữa hai chức danh giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị theo quy mô công ty

Nguồn: Khảo sát dữ liệu thứ cấp từ báo cáo quản trị của các công ty niêm yết năm 2018

36.5%

56%

84%

Quy mơ nhỏ Quy mơ trung bình Quy mơ lớn

87

Có thể nhận thấy xu hướng chuẩn bị trước theo quy định của pháp luật của các công ty đang được thể hiện rõ ràng bởi số lượng cơng ty có sự tách bạch giữa hai chứng danh chủ tịch và tổng giám đốc. Xét về tổng thể, hiện có 356 cơng ty đã tách bạch giữa hai chức danh này và chiếm tỷ lệ đến 73% số lượng công ty được khảo sát. Bên cạnh đó, các cơng ty lớn có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ nhất với tỷ lệ hoàn thành yêu cầu 84%. Khơng chênh lệch nhiều, tỷ lệ hồn thành của các cơng ty trung bình đạt 80% và tỷ lệ hồn thành của các cơng ty nhỏ là 68%. Đây là chỉ điểm đáng vui đối với hoạt động quản trị công ty của các công ty niêm yết Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)