Tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 86 - 87)

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2.1. Tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị

Tính độc lập, khách quan của hội đồng quản trị đóng một vai trị quan trọng, bởi đây là tiền đề để hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát có hiệu quả, ngăn ngừa xung đột lợi ích và tăng cường năng lực cạnh tranh công ty. Một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo tính khách quan của hội đồng quản trị là duy trì một tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập hiện diễn trong hội đồng quản trị để đảm bảo tính khách quan và độc lập của hội đồng quản trị.

Theo yêu cầu luật định, khoản 5 điều 13 nghị định 71/2017/NĐ-CP về hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, yêu cầu cơ cấu hội đồng quản trị phải đạt tối thiểu 1/3 số thành viên là thành viên độc lập. Qua quá trình khảo sát, hiện chỉ có 47 cơng ty (chiếm gần 10%) đạt được yêu cầu này. Mặc dù nghị định 71/2017 đã có hiệu lực kể từ ngày 8/2017, tuy nhiên mức độ hoàn thành của đa số doanh nghiệp là chưa đạt.

Hình 3: Mức độ đáp ứng yêu cầu 1/3 số thành viên trong hội đồng quản trị là thành viên độc lập

Nguồn: Khảo sát dữ liệu thứ cấp từ báo cáo quản trị củacác công ty niêm yết năm 2018

Đối với luật doanh nghiệp năm 2005 thì khơng quy định về Thành viên Hội đồng quản trị mà chỉ quy định về Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Ban kiểm soát trong luật doanh nghiệp 2005 lại đối mặt với việc khơng có thực quyền. Ngun nhân do, Ban kiểm sốt

9.7%

90.3%

86

lại khơng thuộc hội đồng quản trị, do vậy hoạt động kiểm soát, kiểm tra, xử lý nhiều khi bị lấn lướt bởi hội đồng quản trị. Điều này, đã dẫn đến thực trạng Ban kiểm sốt chỉ có quyền trên giấy tờ. Để cải thiện thực trạng trên, luật doanh nghiệp 2014 đã mở rộng sự lựa chọn mơ hình thành có thể có Ban kiểm sốt hoặc nếu khơng có thì cần có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Và khuyến nghị của quản trị công ty nên đi theo thành viên độc lập hội đồng quản trị vì vừa đảm bảo được tính độc lập mà vẫn đảm bảo được quyền lực để thực thi tốt hoạt động của mình.

Từ thực trạng trên, có thể thấy cần có cách nhìn nhận đúng hơn về thành viên độc lập trong hội đồng quản trị để có được sự đối trọng và kìm hãm lẫn nhau trong hội đồng quản trị, giúp giảm thiểu mâu thuẫn và có những quyết sách đúng đắn.

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)