8.1. Xác định có hay không có quy định TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL
Đây là nội dung cần xác định trước tiên để đảm bảo ý kiến tham gia phù hợp với phạm vi trách nhiệm của cơ quan kiểm soát TTHC.
Trường hợp xác định không có quy định TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL được gửi đến, thì cơ quan kiểm soát TTHC khẳng định rõ vấn đề này trong văn bản trả lời để cơ quan chủ trì việc tham gia ý kiến hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo biết và có phương án xử lý phù hợp.
Trường hợp xác định có quy định TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL được gửi lấy ý kiến, cơ quan kiểm soát TTHC xác định chính xác số lượng TTHC được quy định trong dự án, dự thảo VBQPPL; đồng thời liệt kê số TTHC để tập trung nhận xét, đánh giá, cho ý kiến về chất lượng, kỹ thuật quy định TTHC.
8.2. Tham gia ý kiến về quy định TTHC trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Thông tư 07/20014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp.
Xem xét đánh giá quy định TTHC trên nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Thông tư 07/20014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp giúp cơ quan kiểm soát TTHC
có cơ sở để thực hiện quan điểm đồng ý hay không đồng ý về quy tắc quy định TTHC, đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hoặc loại bỏ quy định TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL.
Trên cơ sở nguyên tắc quy định TTHC, khi tham gia ý kiến, cơ quan có trách nhiệm phải nhận xét, đánh giá được các nội dung sau đây:
- Quy định TTHC phải đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC;
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của các cá nhân, tổ chức và cơ qaun hành chính nhà nước;
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của các quy định về TTHC;
- Đảm bảo tính liên thông giữa các quy định TTHC có liên quan;
- Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý. 8.3. Tham gia ý kiến về quy định TTHC trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP
Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP xác định các yêu cầu khi quy định TTHC. Tham gia ý kiến chính là xem xét, góp ý để quy định TTHC đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu đó. Khái quát yêu cầu quy định tại Điều 8 nêu trên, ở mục "tiêu chí chuẩn của quy định TTHC" đã xác định hai tiêu chí: "cấu trúc bên trong của quy định TTHC phù hợp, rõ ràng, khoa học" và "ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo chuẩn mực, rõ ràng, dễ hiểu". Trên cơ sở đó, ý kiến tham gia cần tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:
VBQPPL do UBND cấp tỉnh ban hành.
- Các bộ phận tạo thành một TTHC, bao gồm: tên thủ tục; hồ sơ của thủ tục; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết; đối tượng tham gia; cơ quan có thẩm quyền giải quyết; kết quả của thủ tục, và có ba (03) bộ phận tạo thành không bắt buộc, gồm: yêu cầu, điều kiện; mẫu đơn, tờ khai; phí, lệ phí.
- Cách sắp xếp, bố trí các bộ phận tạo thành của quy định TTHC phù hợp với tính thứ bậc hiệu lực của các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
8.4. Xem xét, đánh giá về kỹ thuật, ngôn ngữ soạn quy định TTHC
Quy định TTHC phải đảm bảo chuẩn mực rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Đó là tiêu chí đạt chuẩn về kỹ thuật, ngôn ngữ soạn thảo quy định TTHC, cơ quan tham gia ý kiến phải đối chiếu, nghiên cứu kỹ các quy định; nếu quy định có hạn chế về kỹ thuật soạn thảo thì cơ quan tham gia ý kiến phải đưa ra được nhận xét cụ thể về các hạn chế đó của quy định thủ tục, đồng thời đề nghị hướng chỉnh sửa.