KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐẦU MỐI:
1. Thiết lập hệ thống cán bộ, công chức đầu mối:
Để hệ thống cán bộ, công chức thực hiện tốt vai trò đầu mối làm công tác kiểm soát TTHC, các cơ quan đơn vị có văn bản đề nghị với Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt
hoặc công nhận danh sách hệ thống cán bộ, công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC để bảo đảm ổn định và phát huy vai trò, trách nhiệm được giao.
1.1. Đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND cấp tỉnh (trừ Sở Tư pháp): Sở Tư pháp):
- Nơi không có tổ chức pháp chế, bố trí ở mỗi cơ quan tối thiểu 02 cán bộ, công chức đầu mối, gồm: 01 lãnh đạo Sở, ban, ngành và 01 lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương làm đầu mối;
- Nơi có Phòng Pháp chế, bố trí tối thiểu 02 cán bộ, công chức đầu mối, gồm: 01 lãnh đạo Sở, ban, ngành và 01 lãnh đạo Phòng Pháp chế.
1.2. Đối với UBND cấp huyện:
Cán bộ, công chức đầu mối kiểm soát TTHC là cán bộ, công chức của Ủy ban do Chủ tịch UBND cấp huyện phân công. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu công việc, UBND cấp huyện nên bố trí tối thiểu 02 người làm đầu mối, trong đó 01 lãnh đạo UBND cấp huyện và 01 cán bộ là lãnh đạo Phòng Tư pháp.
1.3. Đối với UBND cấp xã:
Công chức đầu mối kiểm soát TTHC là công chức Tư pháp (trong số các chức danh công chức Tư pháp của UBND cấp xã) do Chủ tịch UBND cấp xã phân công, mỗi đơn vị có 01 đầu mối.
2. Tổ chức hoạt động của hệ thống cán bộ, công chức đầu mối: mối:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức đầu mối.
- Thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin hai chiều giữa Phòng Kiểm soát TTHC và các cán bộ, công chức đầu mối để kịp thời
thông tin các nội dung sau:
+ Chia sẻ thông tin về các hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC chung và các hoạt động cụ thể liên quan đến phạm vi chức năng quản lý của đơn vị;
+ Nhận thông tin phản hồi về các báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ.
+ Chia sẻ sáng kiến, bài học kinh nghiệm của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Phối hợp, hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện các hoạt động về kiểm soát TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị.
3. Triển khai hoạt động kiểm soát TTHC của cán bộ, công chức đầu mối: chức đầu mối:
3.1. Tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC:
- Phòng Kiểm soát TTHC tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp).
- Trên cơ sở hướng dẫn của Phòng Kiểm soát TTHC, cán bộ, công chức làm đầu mối sẽ nghiên cứu, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị mình tổ chức triển khai cho cán bộ, công chức có liên quan trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác về TTHC.
3.2. Tham gia kiểm soát quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật:
Khi tham gia kiểm soát quy định về TTHC, cán bộ, công chức đầu mối thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hướng dẫn các cán bộ, công chức, bộ phận có liên quan trong đơn vị điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ TTHC.
- Tham gia góp ý kiến về quy định TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Tham gia các hoạt động tham vấn về các vấn đề liên quan đến quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC tổ chức.
3.3. Về thực hiện công bố, công khai TTHC:
Cán bộ, công chức đầu mối có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hướng dẫn các cán bộ, công chức, bộ phận có liên quan trong đơn vị thực hiện việc công bố, công khai TTHC theo đúng quy định.
- Tham gia góp ý kiến hoàn chỉnh lần cuối hồ sơ dự thảo Quyết định công bố TTHC trước khi gửi đến Phòng Kiểm soát TTCH - Sở Tư pháp.
3.4. Rà soát, đánh giá TTHC:
- Hướng dẫn, phối hợp với các bộ phận có liên quan trong đơn vị tổ chức rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị theo kế hoạch của đơn vị, cơ quan cấp trên.
- Tham gia các hoạt động rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực thi phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt.
3.5. Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị:
đơn vị kiểm soát TTHC và cơ quan, đơn vị chuyên môn được giao xử lý phản ánh, kiến nghị để theo dõi, đôn đốc và thông tin kịp thời về kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị cho cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC.
3.6. Tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị: kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị:
Cán bộ, công chức đầu mối có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.
CHUYÊN ĐỀ VIII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Chế độ báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động Kiểm soát TTHC được quy định tại Chương II - Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp.