QUY TRÌNH CHI TIẾT

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 37 - 39)

II. QUY TRÌNH THAM GIA Ý KIẾN 1 QUY ĐỊNH CHUNG

2. QUY TRÌNH CHI TIẾT

Bước 1. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo về đánh giá tác động, tính toán chi phí tuân thủ và lấy ý kiến các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện

Khi có yêu cầu, chuyên viên phụ trách có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính quy định trong dự thảo

văn bản quy phạm pháp luật. Việc đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ phải được thực hiện cho từng thủ tục hành chính.

Lưu ý: Đối với việc quy định tên thủ tục hành chínhtại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

- Ngay từ giai đoạn soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo cần quy định rõ ràng, cụ thể về tên thủ tục hành chính. - Tên của một thủ tục hành chính phải được quy định chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính đó.

- Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định về một hoặc một vài bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính (ví dụ: hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu, điều kiện…), tên của thủ tục hành chính vẫn phải được quy định rõ ràng, cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Về việc đặt tên thủ tục hành chính:

Căn cứ vào yêu cầu, phương thức quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, thủ tục hành chính có thể được đặt tên một cách thống nhất theo một trong 3 hướng như sau:

+ Đối với các thủ tục hành chínháp dụng cơ chế tiền kiểm:

[Cấp/Phê duyệt/Thẩm định/Đăng ký…] + [Kết quả thực hiện TTHC] hoặc [Danh từ/Cụm từ mô tả sự vật/sự việc mà đối tượng thực hiện TTHC mong muốn đạt được]

+ Đối với các thủ tục hành chínháp dụng cơ chế hậu kiểm:

[Thông báo + [Danh từ/Cụm từ mô tả sự vật/sự việc mà đối tượng thực hiện TTHC mong muốn đạt được]

+ Đối với các thủ tục hành chínhnhằm cung cấp thông tin thường xuyên, theo định kỳ nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan hành chính nhà nước:

[Báo cáo] + [Danh từ/Cụm từ mô tả nội dung thông tin mà cơ quan hành chính nhà nước yêu cầu]

* Trường hợp một thủ tục hành chính (gốc) được áp dụng cho những đối tượng thực hiện hoặc lĩnh vực khác nhau, dẫn tới sự khác biệt về thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện đối với từng đối tượng thực hiện hoặc lĩnh vực, thủ tục hành chính (gốc) đó cần được chia tách thành nhiều thủ tục hành chính theo từng đối tượng thực hiện hoặc lĩnh vực cụ thể. Trong trường hợp này, những thủ tục hành chính sau khi chia tách được đặt tên như sau:

Tên TTHC sau khi chia tách = [Tên TTHC gốc] + [Đối tượng áp dụng/ lĩnh vực cụ thể]

Căn cứ hướng dẫn: Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp, trong đó các Phụ lục I đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp...; Phụ lục VI về tính toán chi phí tuân thủ.

Việc hướng dẫn có thể được thực hiện trực tiếp, qua e-mail hoặc điện thoại.

Bước 2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ gửi lấy ý kiến

Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) chỉ tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi và thẩm quyền cho ý kiến; và chỉ tham gia ý kiến khi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo xác định đúng, đầy đủ thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thành phần hồ sơ lấy ý kiến đúng, đầy đủ theo quy định; và các thông tin trong thành phần hồ sơ xin ý kiến đầy đủ, đáp ứng yêu cầu.

Chuyên viên phụ trách có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ gửi lấy ý kiến theo các nội dung sau:

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)