Điểm khác biệt giữa tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị với giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 98 - 100)

II. MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT:

1. Điểm khác biệt giữa tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị với giải quyết khiếu nại, tố cáo:

nghị với giải quyết khiếu nại, tố cáo:

1.1. Về phạm vi, nội dung và tính chất tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính với khiếu nại, tố phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính với khiếu nại, tố cáo:

- Phản ánh, kiến nghị gồm hai nội dung cơ bản:

+ Phản ánh, kiến nghị về hành vi hành chính như chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;

+ Phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính như quy định hành chính không hợp pháp, không thống nhất đồng bộ, mâu thuẫn với điều ước quốc tế, không khả thi.

Trong hai nội dung phản ánh, kiến nghị nói trên, thì phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính hoàn toàn khác với nội dung khiếu nại, tố cáo. Trong đó, trọng tâm là phát hiện quy định hành chính không hợp pháp, không thống nhất đồng bộ, mâu thuẫn với điều ước quốc tế, không khả thi để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục (nếu có). Mục đích thực chất của hoạt động phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính nhằm thu hút, huy động trí tuệ của mọi công dân, cá nhân, tổ chức cùng tham gia vào việc kiểm soát, phát hiện những quy định hành chính, quy định TTHC không hiệu quả, không hợp lý, khả thi để đề xuất sáng kiến, hoàn thiện, đơn giản hóa.

Phản ánh, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo đều có nội dung liên quan tới hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ. Tuy nhiên, thuộc phạm vi của quyền phản ánh, kiến nghị là những hành vi gây cản trở trong quá trình giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức như:chậm trễ trong giải quyết, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính… Còn hành vi thuộc phạm vi của quyền khiếu nại, tố cáo là những hành vi của cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khiếu nại); hoặc gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (tố cáo).

1.2. Về trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị với trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo: nghị với trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo:

Quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, bao gồm: tiếp nhận, phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xử lý và đôn đốc, theo dõi kết quả xử lý.

Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thiên về các hoạt động nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của cơ quan thanh tra như: kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan giải trình; trưng cầu giám định; báo cáo kết quả xác minh; kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.3. Về mục đích tiếp nhận, xử lý:

- Mục đích của tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính là huy động sự tham gia của quần chúng nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước thông qua việc phát hiện,

phản ánh, kiến nghị về những điểm bất hợp lý về quy định hành chính, TTHC để cơ quan nhà nước có thông tin xử lý; đồng thời kịp thời đôn đốc các ngành, địa phương rà soát, đánh giá các quy định hành chính không còn phù hợp và chấn chỉnh hành vi của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước trong phục vụ nhân dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

- Mục đích của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức để bảo vệ, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (khiếu nại); kiểm tra xác minh, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, kết luận trách nhiệm pháp lý của cá nhân liên quan (tố cáo).

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 98 - 100)