Phân loại phản ánh, kiến nghị:

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 93 - 95)

III. RÀ SOÁT,ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 1 Mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí và phạm vi rà soát, đánh giá

2. Phân loại phản ánh, kiến nghị:

Sau khi Văn thư đã đóng dấu và vào sổ đăng ký văn bản đến, Bộ phận Văn thư chuyển giao văn bản đến cho Phòng Kiểm soát TTHC, các đơn vị có liên quan để phân loại giải quyết, xử lý. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm kịp thời, chính xác, đúng địa chỉ.

Cách thức phân loại như sau:

2.1. Xác minh và làm rõ thông tin:

Khi nhận được phản ánh, kiến nghị, các đơn vị được giao xử lýliên lạc với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để xác minh tính xác thực của thông tin cung cấp hoặc làm rõ một số nội dung thông tin trong đơn, thư phản ánh, kiến nghị. Cụ thể như sau:

- Nếu nội dung đơn, thư bằng tiếng nước ngoài, đề nghị cá nhân, tổ chức có đơn, thư chuyển nội dung phản ánh, kiến nghị sang tiếng Việt;

- Đối với đơn, thư có nội dung không rõ ràng, đề nghị cá nhân, tổ chức đã phản ánh, kiến nghị làm rõ nội dung, yêu cầu và đề nghị trong đơn, thư;

- Đối với đơn, thư chưa xác định rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, đề nghị cung cấp đầy đủ thông tin để bổ sung vào đơn thư;

- Làm rõ các nội dung khác nếu thấy cần thiết.

2.2. Phân loại đơn; thư phản ánh, kiến nghị:

Sau khi đã làm rõ các thông tin, các đơn vị được giao xử lý tiến hành xem xét, phân loại đơn, thư phản ánh, kiến nghị thành

các loại sau đây:

*Các đơn, thư không đúng nội dung, phạm vi phản ánh, kiến nghị hoặc không đáp ứng các yêu cầu về phản ánh, kiến nghị quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2008/NĐ-CPvà Quyết định số 53/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Kon Tum gồm:

- Các đơn thư khiếu nại, tố cáo; - Các đơn thư hỏi, đáp pháp luật;

- Các đơn, thư có nội dung là phản ánh, kiến nghị nhưng không xác định rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của người phản ánh, kiến nghị và không thể liên hệ để xác minh được;

- Các đơn, thư có nội dung không phải là phản ánh, kiến nghị hoặc không thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị mặc dù cán bộ tiếp nhận đã xác minh nhưng không thể làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

Đối với các đơn, thư nêu trên, các đơn vị được giao xử lýlưu hồ sơ báo cáo Lãnh đạo đơn vị về vấn đề này trong báo cáo hàng tuần, hàng tháng.

* Phản ánh, kiến nghị nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý:

- Phản ánh, kiến nghị về hành vi của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC, như: chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính nhưng các phản ánh, kiến nghị này không thuộc thẩm quyền xử lý;

- Phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính nhưng các phản ánh, kiến nghị này không thuộc phạm vi quản lý.

các đơn vị được giao xử lý dự thảo văn bản tham mưu Lãnh đạo Sở ký văn bản để chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý và báo cáo UBND tỉnh; đồng thời chuyển văn bản cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để biết.

* Phản ánh, kiến nghị nhưng thuộc thẩm quyền xử lý, gồm có:

- Phản ánh về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Đối với trường hợp này, các đơn vị được giao xử lýdự thảo văn bản tham mưu Lãnh đạo Sở ký văn bản về việc chuyển phản ánh, kiến nghị để gửi tới các cơ quan, đơn vị là đối tượng bị phản ánh hoặc các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức có hành vi bị phản ánh để xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo UBND tỉnh; đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị này báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh về kết quả xử lý (trong Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC quý, 6 tháng và hàng năm), gửi kết quả xử lý cho cá nhân, tổ chức đã phản ánh, kiến nghị để biết và Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp để tổng hợp.

- Phản ánh, kiến nghị về nội dung thuộc phạm vi quản lý.

Một phần của tài liệu SO TAY KIEM SOAT TTHC (CHINH THUC) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)