Cảm hứng thế sự, đời tư

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 31 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Cảm hứng thế sự, đời tư

Anh Ngọc là người trực tiếp tham gia chiến tranh. Ông đi ra từ cuộc chiến đấu gian khổ, khốc liệt với tinh thần tự hào của một người lính đã cống hiến hết mình cho tổ quốc. Những kỷ niệm của một thời lửa cháy, những đồng đội đã ngã xuống thôi thúc ông luôn tưởng niệm. Chính vì thế, trường ca của ông mang nhiều tính tự bạch, tự thuật, là bài ca nói về đồng đội mình – những người cùng thời với mình. Đọc trường ca, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những cụm từ “thế hệ chúng tôi, đồng đội tôi”… Nghĩa là, cái nhìn ở

đây là cái nhìn của người trong cuộc, cái nhìn ở phía chính diện, cái nhìn về những người cùng chí hướng, cùng vượt qua gian khổ trong một phần cuộc đời của họ. Cái nhìn đó (cái nhìn đa chiều về chiến tranh, lịch sử, con người) rất thật, rất cảm động và nhân ái. Anh Ngọc luôn có xu hướng phản ánh, miêu tả cuộc chiến tranh đúng như nó đã xảy ra. Các trường ca của ông thật hơn khi miêu tả và phân tích hành động cao cả hay thấp hèn, những thân phận, cảnh huống trắc trở, éo le, những thầm kín bản năng con người… Là người lính từng vào sinh ra tử, Anh Ngọc không tách rời hiện thực bi tráng. Mỗi cuộc chiến, mỗi tiếng súng, mỗi chiến thắng, mỗi sự hy sinh đều được ông đẩy lên thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ và rạng rỡ của con người Việt Nam.

Trong trường ca Anh Ngọc, chiến tranh bắt đầu bằng những tan tác, chia ly:

Họ đã về đây

Những người vợ mất chồng Những người mẹ mất con

Những đứa con mất cha, mất mẹ Nửa dân tộc khóc nửa kia đã mất Hai tay ôm lồng ngực gày gò

Nước mắt không còn là tài sản của riêng ai

(Phán xét – Sông Mê Kông bốn mặt)

Chiến tranh đã làm cho vợ mất chồng, con mất cha. Chiến tranh cướp đi sự hồn nhiên ngây thơ của con trẻ, cướp đi cái hạnh phúc sum vầy bên gia đình, người thân, để lại “những đứa trẻ lớn lên bằng nước mắt/ nét già nua trên gương mặt trẻ con/ lời thù hận tím bầm môi thiếu nữ/ những tình yêu được nuôi bằng nước mắt”. Chiến tranh đã phủ một bầu không khí tang tóc lên cuộc sống của con người:

Nơi trăm năm không có tiếng cười Chỉ có tiếng gầm gừ dã thú

Chiến tranh đã biến “ruộng thành ao sông hóa bãi”, đã làm xáo trộn tất cả những sinh hoạt đời thường của cuộc sống làng quê, khiến cho cuộc sống con người vốn vất vả vì thiên tai địch họa giờ lại càng thêm khó khăn hơn:

Nước mênh mông ngập hết phố phường Con sóng đen những mái tóc bồng bềnh Vỗ trên đầu triệu cuộc đời trôi dạt Những bàn chân không giày không dép Cuống cuồng chạy trốn dưới trời xanh

(Con sóng đen – Sông Mê Kông bốn mặt)

Chiến tranh đã quét xuống thành phố không phải bằng tiếng gầm rú của thiết giáp, máy bay mà từ một góc nhìn hết sức bình dị của đời sống:

Thành phố ra đi chẳng kịp mang gì

Những cánh cửa mở toang không kịp khóa Những ban công phất phơ áo tã.

(Con sóng đen – Sông Mê Kông bốn mặt)

Những câu thơ chân thực nhưng mới lạ trong cách cảm nhận, cách thể hiện bởi hệ thống hình ảnh khác lạ vốn không nằm trong trường liên tưởng thông thường về chiến tranh. Hình ảnh “phất phơ áo tã” hiện lên chính là hình ảnh có sức lên án, tố cáo cuộc chiến tranh một cách mạnh mẽ nhất. Chiến tranh không chỉ làm cho người mẹ, người chị phải lam lũ, làm cho những người đàn ông phải hy sinh mà còn làm cho các em thơ – thế hệ tương lai của đất nước, mầm ươm của đất nước – không được một giấc ngủ yên, không được một ngày hạnh phúc. Các em luôn sống trong cảnh đói khát “Con đói lắm cha ơi/ Cha nhớ mang về cho con một nắm xôi/ gói trong lá cây thốt nốt”. Đây là lời dặn dò của đứa trẻ chưa đầy ba tuổi hay chính là mũi tên đâm vào triệu triệu trái tim của con người?

Trên cuộc hành trình để giành lại tự do, người lính đã trải qua biết bao cảnh ngộ. Trường ca Anh Ngọc đã cho chúng ta thấy nhiều mặt của cuộc đời

người lính. Không chỉ họ chết vì bị bắn tỉa, vì mìn mà còn chết vì cái đói, cái khát. Anh Ngọc nhắc đến nỗi khổ này như một sự xót xa:

Bạn tôi chết vì một thằng bắn tỉa Mắt trợn trừng tay níu lấy trời xanh Một đứa khác chết vì mìn

Đứa thứ ba vì khát

Lời trăng trối của nó là nước, nước Môi tím bầm, mạch máu cũng khô cong

(Ngọn tháp xanh – Sông Mê Kông bốn mặt)

Con người đã chịu đựng đến tận cùng sự khổ cực. Khắp nơi đâu đâu cũng “máu” và “xác chết”:

Sắc chiều xám đôi bàn tay bị xích Trận đòn thù máu nhuộm đỏ hoàng hôn

(Biển – Sóng Côn đảo)

Những đống thây khô sau lớp đất vùi nông Chưa rửa hết chút thịt da oan khổ

Những góc ruộng bờ mương máu đổ Đêm đêm nức nở gió gào

Người sống chập chờn mơ kẻ chết Giật mình nghe gió gọi tên nhau

(Tôi từ chối – Sông Mê Kông bốn mặt)

Như vậy, Anh Ngọc đã phản ánh một không gian sống mang tính đặc trưng của con người thời chiến. Không gian ấy đậm chất hiện thực, gắn liền với cuộc chiến, nó mang một không khí tàn trận thê lương. Cái không gian mà con người nhìn vào cảm thấy ghê sợ, rợn ngợp bởi vây quanh họ chỉ có “máu”, “xác chết” và “mùi thịt thối”.

Cũng giống như ba trường ca của Trần Anh Thái (Đổ bóng xuống mặt

tài chiến tranh nhưng cái nhìn của ông ở nhiều chiều kích hơn, khiến cho độc giả có cái nhìn sâu hơn về chiến tranh và cảm nhận được sự đằm sâu của cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.

Chiến tranh không phải là đề tài duy nhất của thơ Anh Ngọc. Càng ở giai đoạn sau, thơ Anh Ngọc, đặc biệt là những trường ca của Anh Ngọc càng có xu hướng mở rộng biên độ hiện thực về phía cuộc sống đời thường. Nhìn nhận bốn trường ca của Anh Ngọc trong một quá trình, chúng ta có thể thấy sự thay đổi trong quan niệm đề tài của tác giả. Nếu như trường ca Sóng Côn

Đảo, Sông núi trên vai chưa quan tâm đến mảng hiện thực cuộc sống thời hậu

chiến (đời sống hậu chiến chỉ được nhìn nhận ở phương diện những tổn thất tinh thần của chiến tranh, xét đến cùng vẫn thuộc đề tài chiến tranh) thì đến hai trường ca sau (Sông Mê Kông bốn mặt, Điệp khúc vô danh) đã tràn trề hơi thở của cuộc sống đương đại. Như vậy, sự nới rộng trong quan niệm đề tài đã mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của trường ca, đem tới “sức sống mới”, “sức tố cáo mới” cho trường ca.

Những dằn vặt trăn trở nhuốm màu thế sự này cũng là một cảm hứng trong thơ của những tác giả cùng thế hệ Anh Ngọc, thế hệ những nhà thơ mặc áo lính. Từ chiến tranh trở về cuộc sống đời thường, Phùng Khắc Bắc viết:

Anh lại về ngôi nhà của mình Sau mười năm chiến tranh

Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạn

Cơn mưa đón anh buổi hừng đông choạng vạng (…)

Không có trái bom nào rơi trúng mái nhà mẹ Không có viên đạn nào bắn thủng mái nhà mẹ Chỉ có đứa con trai đi xa

Chỉ có sự chờ đợi nặng nề giọt xuống

Đã xuyên thủng mái nhà thành những lỗ to lỗ nhỏ khác nhau (Ngày hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc)

Trong thơ Anh Ngọc, hình tượng người lính trở về sau chiến tranh được mô tả qua những vần thơ đầy tâm trạng:

Anh đã về đến trước nhà mình run rẩy đặt bàn chân lên bậc cửa kỷ niệm như chiếc bình đã vỡ lạnh lùng đau nhói dưới chân anh …

đâu rồi cái nồi, đâu rồi chiếc bát đâu rồi đôi đũa, đâu rồi cái thìa ngọn lửa đã tàn, mùi khói còn thơm đâu rồi bàn tay, đâu rồi đôi mắt…

(Điệp khúc bánh xe lăn – Sông Mê Kông bốn mặt)

Những câu hỏi dồn dập cứ xoáy vào tim người lính mãi không thôi. Những câu hỏi đặt ra không phải để hỏi mà để khẳng định một sự thật phũ phàng:“hạnh phúc vỡ rồi không hàn lại được”. Rời xa chiến tranh, rời xa cái chết, người lính không thể ngờ rằng đời sống khó khăn và hỗn độn thời hậu chiến đôi khi lại là “mặt trận không tiếng súng”. Sau bao năm lăn lộn ở chiến trường, giờ đây vật lộn với cuộc sống mưu sinh đời thường, người lính chua xót nhận ra “không thể lợp mái nhà bằng bản tin chiến thắng” mà phải lo đồng tiền, bát gạo:

Trận đánh này phải tính từng cọng rạ, cái rơm Thanh củi, ngọn rau, miếng thịt, bát cơm

(Chân trời – Điệp khúc vô danh)

Sau chiến tranh là một cuộc sống khác. Ra khỏi đội ngũ, người lính hiện diện với tư cách những số phận cụ thể, trước mắt họ là bao điều khắc nghiệt của đời thường mà họ, giờ đây tồn tại như một con số đơn lẻ, phải đón nhận:

Sẽ sống ra sao trong căn nhà của mình? Sống ra sao khi một mình một bóng

Cuộc sống khó khăn và nhiều cám dỗ đã trở thành nguyên nhân đưa đẩy con người tới bước lầm lạc và làm “mòn” nhân cách của họ:

Không chỉ diện quần bò và đeo kính râm

Lũ chuột ấy còn ưa dép cao su và thích màu quân phục Chúng có thể đi xe con, xách cặp da dày cộp

Móc túi nhẹ nhàng thôi nhưng tệ hại khôn lường

(Chân trời – Điệp khúc vô danh)

Trường ca Điệp khúc vô danh đã phản ánh rõ nét cái hỗn độn, bộn bề, phức tạp, hào nhoáng giả tạo của cuộc sống đương đại:

Xe cứ chạy vì túi tiền phía trước Chỉ vì trong xe thiếu một trái tim

(Chân trời – Điệp khúc vô danh)

Anh Ngọc trực tiếp va chạm với một đời sống hiện thực không lý tưởng hóa, lãng mạn hóa xã hội sau chiến tranh. Trước hết, đó là nhận thức về nỗi đau có thực với những mất mát về con người, về tinh thần ngày càng thấm sâu. Tiếp đó là những cảm nhận về trạng thái xã hội hiện tại với những khiếm khuyết, băng hoại về môi trường và nhân cách, chứa đầy những thông tin nhức nhối, xót xa. Điều này có sức tố cáo chiến tranh một cách mạnh mẽ nhất. Trong bản chất, thơ không đối lập với sự khái quát, triết lý và suy tưởng. Thơ muốn hay không thể dừng lại ở cảm nhận và miêu tả đời sống một cách dễ dãi mà phải chạm đến cái sâu xa của sự sống, đến những vấn đề có tính phổ quát của cuộc đời và nhân loại. Đó chính là khát vọng của bất kỳ nhà thơ nào khi sáng tạo nghệ thuật.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc trong suốt hai mươi năm trời đã đặt ra cho dân tộc ta những vấn đề trọng đại, cấp thiết. Các nhà thơ thế hệ chống Mỹ không chỉ muốn dừng lại ở việc mô tả hiện thực chiến tranh. Họ muốn từ hiện thực sẽ luận bàn, khái quát, triết lý về sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, sức sống, niềm tin mãnh liệt của nhân dân, ý nghĩa sự hy

sinh của mỗi con người và trách nhiệm của thế hệ… Những nguyên nhân trên làm xuất hiện cảm hứng say mê khái quát, triết lý trong trường ca thế hệ chống Mỹ, đặc biệt là trường ca viết sau 1975.

Là nhà thơ từng vào sinh ra tử, trưởng thành từ bối cảnh ấy, Anh Ngọc cũng say mê khái quát, triết lý, luận bàn về những vấn đề của đất nước, nhân dân trong chiến tranh và những vấn đề nhân tính mang tầm phổ quát. Thời chiến tranh, Anh Ngọc là một chiến sĩ thông tin, cũng là một nhà thơ được bạn đọc biết đến bởi từ “những lượng thông tin của sự vật mà phát hiện những phản ánh và sáng tạo kỳ diệu trong tâm hồn người” (Xuân Diệu). Anh Ngọc đã rọi vào hiện thực chiến trường ánh sáng tư tưởng, bắt chi tiết, hình ảnh hiện thực nói lên ý nghĩa sâu xa của nó. Hình ảnh, chi tiết xuất hiện trong trường ca Anh Ngọc vì thế giàu sức nghĩ, sức khái quát, ẩn chứa những suy tư sâu sắc, già dặn, đầy nếm trải. Sau cuộc chiến, cái phần hào sảng trong Anh Ngọc dần ít đi và thay vào đó là sự lắng sâu, xoáy xiết: “Những bước chân xin hãy nhẹ nhàng hơn/ bài điếu văn cũng đừng sang sảng quá”(Điệp khúc vô

danh). Chiến tranh được phản ánh sâu hơn ở một góc độ khác: nỗi mất mát

đau thương vô cùng to lớn mà dân tộc này, đất nước này phải gánh chịu. Xuyên suốt trường ca Sóng Côn Đảo là sự trở đi, trở lại của hình tượng sóng, mỗi lần mang theo một cung bậc, một sắc thái và ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Hình tượng sóng đan xen và kết dính theo chuỗi dài làm nên mạch cảm xúc mêng mông và sâu lắng. Từ sự trở đi, trở lại của hình tượng sóng ấy, tác giả đã nhìn ra nỗi đau và niềm căm uất không cùng của cả một thế kỷ ngục tù: “Sau sóng đấy, lại sóng và sóng nữa/ Bốn phương gió mình ta ở giữa/ Biển vô biên là biển của tù đày …/ Biển căm hờn gầm thét biển thương đau”. Tiếp theo “sóng” và “biển” là “đảo” – quê hương của những con người biệt xứ, với nỗi cô đơn như cái bóng của chính mình: “Muốn gửi lòng theo sóng đến muôn nơi/ Mỗi con sóng đi kể một cuộc đời đến từng xà lim” – cận cảnh của nỗi đau xé lòng: “Tiếng gió gào trên chuồng bò mùa đông/ Tiếng nắng dội

chuồng heo trưa mùa hạ/ Tiếng thê thiết những chiều mưa hầm đá/ Bốn bức tường tiếng vực xoáy bên trong” vượt qua cái chết: “Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi/ Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhô, để trở về giữa lòng mẹ Việt Nam: Những bàn chân bước qua ngàn cái chết/ Những bàn tay chặt bỏ mọi gông cùm… / Điệp khúc này sóng hát với mênh mông”.

Với những chi tiết và sự kiện chọn lọc, tác giả đã cho người đọc hình dung được những gì mà dân tộc ta, nhân dân ta và thế hệ người lính đã phải trải qua trong suốt mấy chục năm trời đánh Mỹ. Có thể nói rằng, lịch sử của Côn đảo là bước đi của một thế kỷ chiến đấu khốc liệt, vượt qua bao khó khăn gian khổ, bằng ý chí và nghị lực phi thường để cuối cùng đến với tự do.

Ở trường ca Sông núi trên vai, nhà thơ đã dựng lên hình ảnh rất đặc thù của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Những người con gái thực chất là vô danh mặc dù cũng mang những cái tên như Hà, như Bảy …, những cô gái “Tuổi thanh xuân giặc giã đi qua/ Trăm trận sốt mặt người vàng mặt lá”, với bước chân, đôi vai và bao nẻo đường họ đã “Gùi lịch sử trên đôi vai bé nhỏ” để có ngày “Thắng trận về chim báo đã sang xuân”. Anh Ngọc không chỉ muốn dừng lại ở việc mô tả hiện thực chiến tranh. Từ hiện thực này, tác giả muốn khái quát, triết lý về sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của con người Việt Nam. Họ quyết tâm “Đem máu xương giành lại quê hương”.

Chất sử thi của trường ca ngoài hệ thống đề tài còn thể hiện ở sức suy tưởng và tầm khái quát của tác phẩm. Trường ca Anh Ngọc, đặc biệt là trường ca Sông Mê Kông bốn mặt thể hiện rõ tầm tư tưởng và phẩm chất khái quát, triết lý khá sâu sắc. Ở trường ca này, nhà thơ có ý thức hướng thơ mình vào những vấn đề muôn thuở của con người. Đó là sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình, cái ác và cái thiện… Trường ca Sông Mê Kông bốn mặt nói được nhiều điều lớn lao hơn ngoài việc dựng lại một giai đoạn lịch sử đen tối thảm khốc nhất của đất nước Căm Pu Chia dưới thời Pôn Pốt. Số phận của con người sẽ ra sao trước sự hoành hành của cái ác?

Những chiếc đầu lâu thành tín hiệu mất an toàn trên khúc quanh của lịch sử loài người đầy bất trắc không phải chiếc đầu lâu triết học

hố mắt vô hồn thăm thẳm hoài nghi sống hay là không sống…

đây là nỗi đắng cay tuyệt vọng nỗi khát khao trần tục cuối cùng: cái quyền được chết trong quy luật

Lịch sử loài người đã, đang và sẽ còn những khúc quanh co. Chính con người đã bày đặt ra chiến tranh và xung đột. Không khí chiến tranh thật ảm

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)