6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Ngôn ngữ trong thơ AnhNgọc mang đậm yếu tố tự sự
Với việc sử dụng ngôn ngữ cụ thể sinh động và đời thường Anh Ngọc khám phá, phản ánh hiện thực đời sống ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Với Anh Ngọc, ngôn ngữ đời thường đi vào thơ ông theo một cách riêng: giản dị, tự nhiên, chân thành mà xúc động. Đọc thơ Anh Ngọc cứ ngỡ như chúng ta đang tiếp xúc với lớp ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày giản dị chân thật. Thơ Anh Ngọc là tiếng nói hồn nhiên giản dị mộc mạc của một tâm hồn nhạy cảm tràn đầy yêu mến với cuộc sống xung quanh. Anh Ngọc dễ tìm thấy sự hòa hợp đồng điệu với những hình ảnh, sự việc tự nhiên đơn sơ:
Một đàn em nhỏ xinh
Từ đâu thoắt đã bên mình vây quanh Tay mềm ngón ngón đưa nhanh
Nghịch thôi mà sạch sành sanh gấu quần (Cỏ may) Tôi ngồi trên ghế đá
Dưới chân tượng một người chiến sĩ Một bầy trẻ em ríu rít như chim Chúng đang chơi trò chơi trốn tìm Đứa bé nhất khoác áo màu tím Thoắt đã luồn vào giữa các lùm hoa
(Góc vườn vui)
Những hình ảnh mà Anh Ngọc gặp trên đường hành quân được ông đưa vào thơ một cách rất tự nhiên bình dị hay cảnh ngộ đáng thương của em bé mồ côi trong chiến tranh được ông kể lại thật xúc động. Những đau thương mất mát của chiến tranh được tái hiện thật chân thực bằng sức mạnh của ngôn ngữ tự sự mộc mạc, giản dị mà tạo được sự thương cảm, xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Để tái hiện chân thực nhất cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, những vất vả hi sinh của người lính nơi chiến trường, Anh Ngọc đã nhiều lần sử dụng thuần túy ngôn ngữ đời thường không chút dụng công. Đó là nỗi nhọc nhằn của những người lính đường dây:
Những bàn chân đang bám đất run run Những bàn tay bám cây cỏ leo lên
(Kí ức 1972)
Ngôn ngữ tự sự trong thơ Anh Ngọc cũng thể hiện khá rõ qua các nhan đề bài thơ. Nhiều nhan đề giản dị, tự nhiên như ngôn ngữ hàng ngày nhưng có sức gợi mở và gây ấn tượng. Có thể kể ra đây là các bài: Về con bồ câu đứng
Chuyện hai người đêm vượt lộ; Em đã trao anh không phải tình yêu; Máy bay địch cách ba mươi cây số; Đùa tặng một cô gái không mấy chính chuyên…
Trường hợp khác là nhà thơ đưa các địa danh vào nhan đề thơ như: Về Phan
Thiết; Gặp bạn ở Sài Gòn; Từ cực Nam nghe tin Huế giải phóng; Rạng sáng mùa khô ở Chư Nghé; Trở lại Điện Biên – lá cờ và ngọn cỏ… Với kiểu ngôn
ngữ định danh này tác giả khiến cho người đọc như cùng hòa mình vào dòng cảm xúc chung của dân tộc trên mọi miền.