Cái tôi trữ tình trong thơ AnhNgọc

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 43 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Cái tôi trữ tình trong thơ AnhNgọc

Trên cơ sở những thành tựu khoa học về con người, đặc biệt là những thành tựu về tâm lý học, triết học Mác đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ về cái tôi như sau: Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính người, có quan hệ tích cực đối với thế giới và đối với chính bản thân mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình. Cái tôi có thể xem là phần cấu trúc tự giác.

Thơ trữ tình luôn gắn với cái tôi trữ tình. Khái niệm về cái tôi trữ tình tuy còn nhiều ý kiến, nhiều quan niệm nhưng tựu chung lại vẫn trùng nhau ở nội hàm: Tính trữ tình và tính chủ thể. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ

hiện đại Việt Nam tác giả Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là bản tốc

xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình” (tr 56-57).

Cái tôi trữ tình trong thơ Anh Ngọc không ngừng thay đổi để phù hợp với hiện thực cuộc sống. Nếu trước chiến tranh cái tôi trữ tình trong thơ Anh ngọc là dạng thức của cái tôi công dân, cái tôi sử thi, cái tôi thế hệ thì sau chiến tranh cái tôi trữ tình trong thơ ông đã chuyển sang dạng thức là cái tôi đời tư, cái tôi thế sự. Sự thay đổi các dạng thức của cái tôi trữ tình so với ở từng giai đoạn đã tăng cường khả năng phản ánh hiện thực đời sống cho thơ Anh Ngọc.

- Cái tôi đời tư

Cái tôi đời tư ở đây không phải là cái tôi cá nhân – cá thể trong Thơ mới không tìm được mối liên hệ với xã hội và cộng đồng, luôn cảm thấy cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và trong vũ trụ mà đó là cái tôi luôn tự đặt mình trong mối liên hệ với xã hội, với đời sống chung của dân tộc. Khi nói cái tôi đời tư tức là đã hàm ý phân biệt với cái tôi cộng đồng, mang tính đại diện cho tập thể. Phần lớn, các trường ca viết trong chiến tranh đều tiếp cận hiện thực từ quan điểm sử thi, bằng cái nhìn của cái tôi sử thi, cái tôi thế hệ. Vì vậy, tiếng thơ không phải là tiếng nói riêng của cá nhân mà là tiếng nói chung của cả một thế hệ cầm súng, khi cái chung và cái riêng thống nhất làm một. Trong bối cảnh hiện thực mới, các nhà thơ đã nhận thức cuộc sống với tư cách chủ thể chủ động, tích cực hơn. Chính kinh nghiệm cá nhân đã thổi cho họ cảm hứng sáng tạo mới.

Trong thơ Anh Ngọc đặc biết là bốn trường ca (Sóng Côn đảo, Sông núi trên vai, Sông Mê Kông bốn mặt, Điệp khúc vô danh) của Anh Ngọc thì

trường ca Điệp khúc vô danh, cái tôi đời tư in dấu ấn đậm nét nhất. Câu

chuyện về nhân vật “tôi” chính là câu chuyện cuộc đời riêng của nhà thơ từ tuổi lên hai: “Năm ấy/ Tôi lên hai tuổi/ Hai mùa thu mưa trắng đất trắng trời/ Mẹ nuôi tôi giọt cháo loãng cầm hơi/ Hai mùa hạ gió Lào hun rát bỏng/ Tôi ra

đời nhưng chưa được sống/ Chiếc nôi nghèo – manh chõng nát lung lay”(Tuyên ngôn –Điệp khúc vô danh) đến khi “Bút nghiên xếp lại học nghề súng gươm” tác giả vào bộ đội “Mùa thu ấy chúng tôi đi/ Núi cao lũng thấp sá gì gian lao/ Từ nay tôi có trên đầu/ Một ngôi sao lửa sáng vào thời gian” (Tự

sự - Điệp khúc vô danh), rồi trải qua bao gian lao vất vả “Tôi đi từ ấy Tân

Trào/ Bàn chân dẫm đã nát bao bốt đồn/ Bàn chân thuộc hết lối mòn/ Những triền núi dựng, những con sông dài/ Bàn chân dẫm nát chông gai/ Tôi mang sông núi trên vai nhọc nhằn” và trở về cuộc sống đời thường: “Ba mươi năm cuộc hành trình/ Cho tôi về lại với mình hôm nay/ Một đời sống ở nhà dân/ Nhà mình nay lại bâng khuâng lạ nhà/ …/ Thói quen vẫn đũa hai đầu/ Vợ con bao bận nhìn nhau mỉm cười”.

Đặc điểm nổi bật trong phương thức tiếp cận hiện thực của trường ca Anh Ngọc là tất cả những cảm nhận của ông về những vấn đề cốt lõi của cuộc sống, những vấn đề lớn lao của lịch sử đều xuất phát từ những trải nghiệm cá nhân. Nhờ những trải nghiệm cá nhân đã tạo nên một hồn thơ giàu xúc cảm và nặng lòng với mảnh đất chôn rau cắt rốn. Cuộc sống, con người và vùng đất Nghệ Tĩnh là chất liệu hiện thực tạo nên thế giới nghệ thuật trong trường ca Anh Ngọc. Quê hương nhà thơ nghèo đói, lam lũ, hết đối mặt với những “cơn gió Lào hun rát bỏng” lại phải đối mặt với những trận bão đã làm “quê hương tôi điêu đứng tơi bời, mồ mả tổ tiên/ nằm trong gió và chìm trong nước” nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống bất diệt “Dẫu xương thịt đã tan thành đất cát/ cỏ trên mồ vẫn cỏ của hôm nay/ như sự sống chẳng bao giờ gián đoạn/ vẫn lên xanh vẫn tươi tốt ngày ngày”.

Điệp khúc vô danh tìm đến mảng đề tài quen thuộc của trường ca: đề tài

quê hương đất nước. Tuy nhiên, ở đây Anh Ngọc đã không chọn tâm thế của cái tôi thế hệ hay cái tôi cộng đồng, tất cả những cảm nhận của ông đều là những xúc cảm cá nhân. Trong trường ca Điệp khúc vô danh, cái tôi trữ tình đi từ những trải nghiệm cá nhân để cảm nhận về thân phận con người, về quê

hương đất nước, về chiến tranh, về cuộc sống hậu chiến… Và ở trường ca này, nội dung tình cảm rất đỗi riêng tư: từ tình yêu với nơi chôn rau cắt rốn đến tình cảm cha con, mẹ con … đều giản dị, không phải là những tình cảm cộng đồng và không nhuốm màu sắc chính trị. Đó là nỗi sợ hãi của một đứa trẻ lên hai phải sống trong “tiếng người rên rỉ” được miêu tả rất chân thực: “Tôi run rẩy nấp vào lòng mẹ/ Ngước nhìn lên tóc trắng rợp trời xanh” (Tuyên

ngôn –Điệp khúc vô danh). Hay nỗi nhớ mẹ trong ngày đầu tiên nhập ngũ

được phản ánh chân thực, cảm động, sâu sắc trong chiều sâu nhân bản: “Đêm đầu tiên mắc võng giữa rừng khuya/ Không ngủ được nằm rưng rưng nhớ mẹ”

(Những con đường người lính đã đi qua – Điệp khúc vô danh).

Trong trường ca Anh Ngọc, cái tôi đời tư cất lên tiếng nói của cá nhân. Đó là những cảm xúc, suy tư, trăn trở âm thầm nhưng thật mãnh liệt trong tâm hồn tác giả về vùng quê Nghệ Tĩnh gian khó nhưng rất đỗi tự hào, để từ đó khái quát, suy tưởng và triết lý về thế giới nhân sinh trong cuộc đời này.

Từ sau 1975, văn học Việt Nam nói chung, trường ca hiện đại nói riêng có xu hướng đi sâu khai thác con người bản thể ở phần tâm linh, nhận thức và trường ca bước đầu tiếp cận hiện thực từ cái tôi bản thể. Đó là cái tôi tự đi tìm gương mặt bên trong của chính mình trong niềm khao khát nhận biết, khám phá thế giới tâm linh trong mỗi con người. Cái tôi ý thức sâu sắc về cá nhân nhưng không cô đơn, không đối lập với cái ta mà nằm trong cái ta. Trong bản chất, cái tôi bản thể là cái tôi thế giới trong mình.

Trong Điệp khúc vô danh, cái tôi bản thể ý thức được thân phận của

mình trong cuộc đời: “Tôi ra đời nhưng chưa được sống”.Cái tôi hiểu được sống như thế nào mới gọi là sống, không phải cứ được sinh ra trong cõi đời này là được sống. Chính vì thế, cái tôi khát vọng về một cuộc sống “được yêu thương, được căm giận hết mình”:

Tôi thét to lên mọi khát vọng trên đời Khát vọng tình yêu

Khát vọng được làm người

Khát vọng được mưu cầu hạnh phúc Quyền được sống và cả quyền được chết

(Tuyên ngôn – Điệp khúc vô danh)

Cái tôi trữ tình luôn khao khát khám phá thế giới tâm linh nên luôn luôn: “Thắp lên một nén nhang trên bàn thờ/ Để trò chuyện với những linh hồn yên nghỉ”. Bởi tác giả tin “Vẫn có chỗ cho những người đã khuất/ Nối người sống với tận cùng người chết”.

Cái tôi bản thể phán xét các sự vật, hiện tượng ở xung quanh không chỉ bằng hiện thực mà còn bằng linh cảm. Tác giả đã nhiều lần nhắc đến linh cảm của mình: “Tôi nhận ra bằng linh cảm trẻ thơ/ Tâm địa thật của kẻ thù xảo trá” hay “Mỗi nhà thơ phải tự mình viết lấy/ Bằng linh cảm” (Tuyên ngôn –

Điệp khúc vô danh).

Cái tôi trữ tình đào sâu vào thế giới tâm tưởng, tâm linh, trăn trở, day dứt đi tìm gương mặt bên trong của chính mình: “Tôi như kẻ lang thang tìm hạnh phúc”. Tác giả đã kết luận: “Hiểu đúng thơ vốn đã chẳng dễ dàng/ Hiểu đúng mình lại là điều thật khó”.

Có thể thấy, cái tôi trong trường ca Anh Ngọc là cái tôi mang tinh thần nhân văn, cái tôi mong muốn được khám phá về mình và khao khát một cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

- Cái tôi thế sự

Khuynh hướng đi sâu vào đời sống thế sự đã làm xuất hiện dạng thức mới của cái tôi trữ tình: cái tôi thế sự. Hoàn cảnh mới của đời sống hậu chiến đã làm thay đổi những giá trị xã hội, đạo đức, đã làm “mòn” nhân cách và trở thành mối quan tâm, trăn trở trong các trường ca giai đoạn sau 1975 nói chung và trường ca Anh Ngọc nói riêng. Anh Ngọc đã tự nhìn mình về một thời đã qua:

Nói năng khuôn phép câu thơ sáo mòn Cười mình quen thói đại ngôn

Thương vay khóc mướn véo von một thời.

Giờ đây, tác giả muốn tìm một con đường vào thơ trong nguyên dạng trần trụi của những số phận, cảnh ngộ và các bức tranh đời thường.

Là một nhà thơ áo lính, trực tiếp va chạm với đời sống hiện thực, Anh Ngọc cảm nhận sâu sắc nỗi đau của những người lính “trở về với hai bàn tay trắng/ bao ruột thịt bạn bè đã bỏ lại đằng sau” (Điệp khúc bánh xe lăn –Sông

Mê Kông bốn mặt). Người lính trở về trước ngôi nhà mình mà đứng nhìn ngơ ngác, không nhận ra ngôi nhà của mình. Tác giả đã cảm nhận nỗi cô đơn của

con người trong xã hội hiện tại, trong ngôi nhà của mình: “Sẽ sống ra sao trong căn nhà của mình?/ Sống ra sao khi một mình một bóng/…/Sẽ sống ra sao những ngày bất tận/ trước bao nhiêu công việc nặng nề”, nhận thức về nỗi đau có thực với những mất mát về con người, về tinh thần ngày càng thấm sâu: “Tất cả ra đi sao mình anh trở lại/ sao mình anh đối diện với căn nhà”.

Anh Ngọc viết Điệp khúc vô danh bằng cả tâm huyết và trải nghiệm về cuộc sống. Là người lính luôn chiến đấu vì lý tưởng, giờ trở về với cuộc đời thường với bao buồn vui đã để lại trong trường ca của ông những câu thơ giàu chất thế sự, đậm triết lý nhân sinh:

Ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa yêu đời Đã nhóm lên một lần đừng để tắt Ai xưa kia từng vào ra sống chết Để bây giờ ngã gục trước tháng năm

Xưa tươi xanh mà nay đã cỗi cằn Xưa say đắm giờ chỉ toàn thù ghét Người còn sống mà tâm hồn đã chết Đã già nua, đã xơ cứng tận hồn

Ai bây giờ quen lạm phát những tuyên ngôn Trí khôn rót đầy vơi cùng rượu trắng

Bao lý thuyết như món hàng nhập cảng Cùng phấn son và những mốt áo quần

(Chân trời – Điệp khúc vô danh)

Trong Điệp khúc vô danh, cái tôi trữ tình đầy day dứt, trăn trở vì sự tha hóa, băng hoại về môi trường và nhân cách với những thông tin nhức nhối xót xa:

Ngày hôm qua ở trên tàu điện

chúng đã móc của anh tháng phụ cấp đầu tiên cùng với tháng phụ cấp này là một nửa lòng tin một nửa thôi nhưng không gì thay thế

tháng phụ cấp để gửi về cho mẹ còn lòng tin anh dành dụm để dành.

Chiến tranh kết thúc, số phận con người thay đổi, nhân cách của con người cũng bị bào mòn. Trong những biến động ấy, cái tôi trữ tình thấy lòng tin của mình bị giảm dần vì:

Anh đề phòng trước mặt ư Chúng lại ở sau lưng

Viên đạn bắn ra từ nụ cười toe toé

Những người lính lái xe Trường Sơn năm trước …

Giờ thênh thang sao lại kẹp chết người Những ổ gà có ở khắp nơi

Cả những chỗ tưởng như bằng phẳng nhất Xe cứ chạy vì túi tiền phía trước

Chỉ vì trong xe thiếu một trái tim

Đọc trường ca Anh Ngọc, có thể thấy cái đọng lại sau những trạng thái đời sống nhất thời là chất triết lý, tính nhân bản. Chính điều này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và để tác phẩm của ông sống mãi với thời gian.

Tóm lại, tiếp cận hiện thực đời sống từ cái tôi thế sự, cái tôi đời tư là xu hướng chung trong các trường ca đương đại. Phương thức tiếp cận này đã mở ra không gian nghệ thuật mới cho trường ca Anh Ngọc và mở rộng khả năng phản ánh hiện thực so với trường ca ở giai đoạn trước. Cái tôi trữ tình trong trường ca Anh Ngọc có bản sắc riêng, phản ánh chân thực hình tượng tác giả trong tính thống nhất và chiều hướng vận động của nó.

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)