Biểu tượng trong tư duy thơ

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Biểu tượng trong tư duy thơ

- Khái niệm biểu tượng

Trong Triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm dứt. Trong tác phẩm văn học, biểu tượng như là thuật ngữ mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học (còn gọi là tượng trưng). Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm của bản thân hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới làm cho con người và cuộc sống hiện lên sống động chân thực. Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ, thông qua hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mang một ý nghĩa biểu tượng. Hiểu theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình thức nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hiện tượng này, vừa thể hiện một quan niệm, hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời….[3,tr26]

Biểu tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo vớ ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn biểu tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Biểu tượng trong tác phẩm văn học vừa mang tính chất cảm tính cụ thể, vừa có tính tượng trưng, tính ký hiệu, vừa có giá tri thẩm mĩ. Biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để người đọc phát hiện ra những tầng nghĩa, đi vào mạch ngầm sáng tạo của người nghệ sĩ. Biểu tượng và hình tượng trong tác phẩm văn học

có tính thống nhất với nhau. Có một số hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng. Bản thân chúng mang tính thẩm mĩ, tính tượng trưng, là sản phẩm của người nghệ sĩ. Nhưng không phải hình tượng văn học nào cũng là biểu tượng. Như vậy hình tượng và biểu tượng trong văn học thống nhất nhưng không đồng nhất.

- Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ

Trước hết chúng ta thấy việc dùng những ẩn dụ, những biểu tượng đã làm nền cho văn học độc đáo, phong phú và đa dạng.Ẩn dụ, phương thức tu từ dùng trong ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương giầu tính hình tượng và xúc tích nên „ẩn dụ‟ tăng phần trau chuốt, tinh tế, bóng bẩy, và tình tứ hơn lên cho ngôn từ.

Ẩn dụ trong thi ca được coi như là một phạm trù thẩm mỹ mang tính tự do và ước lệ nên có vẻ nhất thời còn biểu tượng ngược lại mang tính ký hiệu, quy ước được hình thành lâu dài và bền bỉ. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng không đổi mà bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần lớn tự do, tách khỏi phong cách ước lệ. Bi ểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định.Giống với ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các biểu tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất làm sáng tỏ về đối tượng đó. Biểu tượng mang tính ký hiệu, tính quy ước. Nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu rõ cái mà nó biểu trưng, không cầm có yếu tốgiải mã. Bởi nó ăn sâu vào tư tưởng thẩm mĩ của nhân dân. Còn ẩn dụ tự do hơn, không phải một mà là vài ba hình ảnh. Vì thế các yếu tố hình ảnh cần phải dựa vào nhau để giải mã ẩn dụ. Ẩn dụ linh hoạt hơn, trường liên tưởng rộng hơn biểu tượng, số lượng nhiều hơn, nhưng không bền vững bằng biểu tượng.

Về cơ bản biểu tượng và ẩn dụ có những điểm khác nhau. Ẩn dụ mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là ẩn dụ. Biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể cảm tính của vật tượng trưng

hoặc của hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó ẩn dụ nhiều khi làm mờ ý nghĩa biểu tượng. Một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ khác nhau. Khác với ẩn dụ, biểu tượng tồn tại ở ngoài văn bản có lịch sử lâu đời, gắn với quá trình hình thành quan niệm về thế giới và con người thời cổ xưa. Theo thời gian, biểu tượng càng được bổ sung những nét mới, mang tính đa nghĩa có tầm khái quát cao. Tóm lại, biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Các từ ngữ thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung, cảm xúc khái quát. Biểu tượng mang tính đa nghĩa, tính văn hóa truyền thống, chịu sự chi phối của ngôn ngữ, của tâm lý, quan niệm dân tộc và thời đại, nhiều biểu tượng mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Nhờ có tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt phong phú và sâu rộng hơn so với ngôn ngữ thông thường.

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 83 - 85)