Giới thuyết về ngôn ngữ trong thơ

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 68 - 69)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ trong thơ

Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” còn Jakobson thì lại cho rằng: Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh”. Tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn hoc có những đặc điểm riêng. Tư duy thơ được biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp một cách khác lạ cầu kỳ của các lớp ngôn từ. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật mỗi nghệ sĩ phải chọn lọc phân loại để tìm ra những hạt minh châu, những vàng mười, tìm ra năng lượng kì diệu của ngôn ngữ để có cách thể hiện tác phẩm tinh tế nhất.

Nói đến tư duy thơ là chúng ta nói đến kiểu tư duy nghệ thuật bằng ngôn từ. Nhà thơ sáng tạo ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng thơ, nhờ có ngôn ngữ mà thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Với chất liệu là ngôn từ, nhà thơ tái tạo được đời sống hiện thực cả những cái hữu hình và vô hình, những điều mong manh và mơ hồ mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được. Ngôn từ nghệ thuật là một chất liệu phi vật thể, nhờ đó người nghệ sĩ không chỉ tái hiện được đời sống đa dạng, phong phú mang tính tạo hình mà còn mở ra chân trời tưởng tượng vô cùng phong phú của tác giả về thế giới tâm hồn tư tưởng, tình cảm của con người, từ đó tác động đến người đọc mang lại những rung động sâu sắc. Mục đích của thơ không chỉ là nhận thức và phản ánh hiện thực, để bộc lộ ý chí và tình cảm của con người mà thơ còn bộc lộ cái chí, bản lĩnh, cá tính người cầm bút và là phương tiện giao tiếp truyền cảm giữa thi nhân và độc giả. Vì thế để bộc lộ quan điểm trên nhà thơ phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho việc thể hiện nội dung tư tưởng đạt hiệu quả nhất. Như vậy, đối với nhà thơ thì ngôn ngữ mang tính mục đích, có khả năng biểu hiện rất

phong phú, đáp ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một cách đa dạng. Vì thế sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy.

Tư duy thơ thường được biểu hiện bằng những dòng phát ngôn trên văn bản và từng khoảng tĩnh lặng trong khi đọc. Như vậy, sự tồn tại của dòng thơ làm ảnh hưởng tới tư duy thơ. Tư duy thơ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu…Sự chi phối đó đã làm cho câu văn gắn bó với nhau, liên kết với nhau thành một chuỗi thống nhất, liên kết các ý riêng rẽ thành một trật tự hình thức nhất định. Đó chính là yêu cầu liên kết của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tư duy thơ mang tính loại hình, giàu hình tượng, giàu sức biểu hiện cá tính, hàm súc và cô đọng.

Là một nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, Anh Ngọc một mặt chịu ảnh hưởng của thi ngôn thời đại, mặt khác có những sáng tạo mang dấu ấn riêng. Ngôn ngữ thơ Anh Ngọc giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng, cùng những câu thơ mang dáng dấp như những mệnh đề triết luận đã đem lại cho ông nhiều bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nó cũng góp phần làm nên một thế giới nghệ thuật với những nét độc đáo, riêng biệt, đa dạng và đầy màu sắc trong những trang thơ Anh Ngọc. Đây cũng là một phương diện đóng góp quan trọng của nhà thơ vào việc phát triển và sáng tạo ngôn ngữ thơ ca.

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)