Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự, đời tư trong

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Sự thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự, đời tư trong

Sáng tác thơ ca là sự phản ánh niềm khao khát tự biểu hiện một cách mãnh liệt những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ khi cọ xát với hiện thực đời sống. Sự hiện diện của cái tôi trữ tình bộc lộ tâm hồn nhà thơ. Những cái tôi trữ tình khác nhau sẽ tạo nên những cảm hứng khác nhau.

Đọc thơ Anh Ngọc chúng ta luôn tìm thấy sự hòa hợp, thống nhất giữa cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư, giữa cái cao cả với số phận cụ thể. Cả hai cảm hứng cùng tồn tại trong trường ca Anh Ngọc là do hai nguyên nhân: thứ nhất là do sự thay đổi bối cảnh xã hội; thứ hai là do ý thức nhập cuộc, nỗ lực riêng của cá nhân nhà thơ để sáng tạo nên nhiều tác phẩm hàm súc và tinh tế hơn. Tuy nhiên cảm hứng sử thi đã chuyển dần sang cảm hứng thế sự. Anh Ngọc có cái nhìn đa dạng hơn về con người, sâu sắc hơn về mảng đời sống hiện thực. Sự chuyển đổi cảm hứng sáng tạo ấy đã mở rộng biên độ hiện thực và tăng cường khả năng chiếm lĩnh cho trường ca Anh Ngọc, cho thấy sự thích ứng linh hoạt của tác giả trong bối cảnh văn học mới. Nhà thơ trong bối cảnh hiện thực mới đã nhận thức cuộc sống với tư cách chủ thể chủ động, tích cực hơn. Anh Ngọc hăng hái đi vào cuộc sống mới, ông tìm tòi học hỏi không biết mệt mỏi. Số phận và kinh nghiệm cuộc sống đã thổi vào hồn thơ Anh Ngọc cảm hứng sáng tạo mới. Ông cố gắng đi sâu vào vào đời sống bên trong của mỗi con người, tiến sâu vào sự tự nhận thức bản thân:

Chợt nhìn lên đâu đó thật xa xăm Đám mây đỏ cuối trời như máu ứa Chúng tôi nhớ những ai không về nữa Thành đám mây thắp lửa ở trong chiều

(Điệp khúc vô danh)

Thơ Anh Ngọc chối bỏ việc phản ánh đơn giản những kinh nghiệm bề mặt, về cái bên ngoài và những diễn biến khách quan. Tác giả cố gắng nhận thức lại, tìm kiếm bản chất người, tìm kiếm cái bên trong của con người. Đời sống hiện thực được phản ánh nhiều chiều với tất cả sự phức tạp, đa dạng của niềm vui - nỗi buồn, tốt và xấu, hạnh phúc và khổ đau… như chính cuộc sống của con người.

Trong thơ của mình, cụ thể là qua 4 bài trường ca tiêu biểu Anh Ngọc đã kết hợp hài hòa cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư. Điều này vừa thể hiện sự nhạy bén của nhà thơ vừa thể hiện sự nhận thức của ông đã đạt đến độ chín, là thành công đáng được độc giả ghi nhận.

Một phần của tài liệu 40967 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)