Xác định thông số chẩn đoán bằng dụng cụ đo đơn giản

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 25 - 27)

Trong điều kiện sử dụng thông thường, có thể xác định các thông số chẩn đoán bằng các dụng cụ đo đơn giản, để nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán.

4.2.1 Đối với động cơ

Nghe tiếng gõ bằng ống nghe và đầu dò âm thanh

Khắc phục phần nào ảnh hưởng của tiếng ồn của đối tượng khi làm việc gây nhiễu, có thể dùng ống nghe và đầu dò âm thanh. Các dụng cụ này có cấu tạo đơn giản, độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào người sử dụng.

Hình 4.3 một số dụng cụ nghe âm thanh Dùng đồng hồ đo áp suất

Có hai loại đồng hồ đo: đo áp suất như đồng hồ đo áp suất khí nén, đo áp suất thủy lực; đo độ chân không.

+ Đồng hồ đo áp suất khí nén:

ở trạng thái mài mòn giới hạn của nhóm piston – xéc măng – xi lanh, áp suất cuối kì nén giảm từ (15 20)%. Sự giảm đáng kể áp suất cuối kì nén, cho phép kết luận tình trạng hao mòn của nhóm piston – xéc măng – xi lanh, và khả năng bao kín của buồng đốt.

+ Đồng hồ đo độ chân không đường ống nạp:

Đồng hồ đo độ chân không trên đường ống nạp, dùng để đo độ chân không sau chế hòa khí hay buồng chứa chân không trên động cơ hiện đạị Trên động cơ ngày nay, có chế tạo một lỗ chuyên dụng ở cổ hút của động cơ. Do đó, nhờ giá trị áp suất chân không đo được, có thể đánh giá chất lượng bao kín của buồng đốt của động cơ. Các đồng hồ này thường dùng chỉ số đo bằng milimét thủy ngân hoặc inche thủy ngân.

Mặc dù thông số này không có khả năng chuyển đổi để tính tóan công suất của động cơ như áp suất cuối kì nén, nhưng thuận lợi hơn nhiều khi cần chẩn đóan trạng thái kĩ thuật của buồng đốt. Vì vậy, mà nó thường được sử dụng trong chẩn đoán ở các ga ra ôtô.

Loại đồng hồ dùng trong việc đo độ chân không của ống hút thường có trị số đo lớn nhất là 30 inchHg hoặc 750 mmHg.

Hình 4.4 sử dụng đồng hồ đo độ chân không của ống hút động cơ

+ Đo áp suất dầu bôi trơn:

Việc xác định áp suất của đường dầu bôi trơn chính của động cơ, cho phép xác định trạng thái kĩ thuật của bạc thanh truyền, bạc cổ chính với trục khuỷụ Khi áp suất dầu bôi trơn giảm, có thể khe hở giữa bạc và cổ trục lớn, hoặc có sự hư hỏng của bơm dầu bôi trơn, đường dầu bôi trơn hay bầu lọc dầu bị tắc do bẩn hoặc vì một lí do nào đó.

áp suất dầu bôi trơn, trên đường dầu chính thay đổi phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ, chất lượng dầu bôi trơn và trạng thái kĩ thuật của hệ thống bôi trơn.

Khi kiểm tra, có thể dùng ngay đồng hồ ở bảng điều khiển (bảng tablo). Nếu đồng hồ ở bảng điều khiển không đảm bảo độ chính xác cần thiết, thì có thể lắp thêm đồng hồ đo áp suất vào đường dầu chính. Đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất là 800 Kpa và có độ chính xác 10 Kpạ

+ Đo áp suất nhiên liệu điezel:

Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu điezel dùng để đo áp suất nhiên liệu thấp áp (từ bơm thấp áp lên bơm cao áp). Loại đồng hồ này có giá trị đo lớn nhất là 400Kpa và được lắp sau bơm thấp áp.

+ Đo số vòng quay của động cơ

Đa số việc xác định số vòng quay của động cơ cần thiết để bổ xung thông tin chẩn đoán chẩn trạng thái đo giá trị mô men, công suất (mô men và công suất ở số vòng quay nhất định).

Các đồng hồ đo có thể ở dạng thông dụng với chỉ số đo và độ chính xác phù hợp.

4.2.2 Đối với hệ thống truyền lực Sử dụng các loại thước đo

+ Đo khoảng cách:

- Đo hành trình tự do và hành trình làm việc của các bàn đạp - Đo quãng đường tăng tốc hoặc quãng đường phanh.

+ Đo góc:

Dùng để đo độ rơ của các chi tiết quay: độ rơ của trục các đăng, của bánh xẹ Các góac này gọi là góc quay tự dọ Góc quay tự do, biểu thị độ mòn của cơ cấu trong quá trình làm việc như bánh răng, trục, ổ, đồng thời nêu lên chất lượng của cụm như các đăng, hộp số, cầu chủ động, hệ thống láị

Các thông số này so với các thông số chuẩn (trạng thái ban đầu hay trạng thái cho phép) và suy diễn, tìm ra hư hỏng hay chất lượng của cơ cấu hoặc cụm.

+ Đo lực:

Nhiều trường hợp khi xác định hành trình tự do, cần thiết phải dùng lực kế để xác định, chẳng hạn xác định góc quay tự do của bánh xe có tải trọng lớn, trên hệ thống có trợ lực (cường hóa) hoặc các điều khiển….

4.2.3 Đối với hệ thống điện

Đối với hệ thống điện, thiết bị càn dùng là:

- Đồng hồ đo điện vạn năng, để đo cường độ dòng điện, điện áp, điện trở - Đồng hồ đo độ cách điện (megammét)

- Đồng hồ đo điện áp của ắc quy

Các loại dụng cụ này là loại dụng cụ dùng phổ biến tại các trạm bảo dưỡng, các ga ra, có thể sử dụng để biết khả năng thông mạch, điện áp, cường độ dòng điện của các bó mạch trong hệ thống, cuộn dây, các linh kiện điện.

Hình 4.5 Một số dụng cụ đo điện thông dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 25 - 27)