Xác định độ rơ và lực lớn nhất đặt lên vành lá

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 74 - 77)

1- 22 3 3-D LOCK (ON) (OFF) UP D 33 22 1 2-1 Tốc độ

9.1Xác định độ rơ và lực lớn nhất đặt lên vành lá

9.1.1 Đo độ rơ vành lái

Độ rơ vành lái là thông số tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, bao gồm độ mòn của cơ cấu lái, khâu khớp trong dẫn động lái và cả của hệ thống treọ

Việc đo đô rơ vành lái được thực hiện khi xe đứng yên trên nền phẳng. Lúc đó, coi như bánh xe được khoá cứng với mặt đường không di chuyển.

Sử dụng dẻ quạt có thang chia độ, có thể kết hợp với lực kế hay cảm giác lực trực tiếp của người kiểm tra, để đo độ rơ vành lái:

+ Gá dẻ quạt lên vỏ trục tay láị + Kẹp kim chỉ lên vành láị + Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng và các bánh xe ở vị trí đi thẳng.

+ Quay nhẹ vành lái hết cỡ về phía phải để khử hết độ rơ. Sau đó, xoay bảng chia độ cho kim chỉ ở vị trí 0. Tiếp tục xoay nhẹ vành lái hết cỡ về

Hình 9.1 Kiểm tra độ rơ ngang của vành lái

1, Vành lái 2, Kim của dụng cụ đo

3, Vành dẻ quạt 4, Vỏ trục tay lái

phía trái để khử hết độ rơ. Góc chỉ của kim ở vành chia độ, là hành trình tự do của vành láị Nếu có sử dụng lực kế, thì lực kế phải đặt tiếp tuyến với vòng tròn vành láị

Hành trình tự do của vành lái thông thường từ (10  15)o (đối với xe mới), còn < 25o (nếu xe đã cũ). Nếu giá trị đo được không đúng với giá trị trên, thì phải tiến hành kiểm tra và điều chỉnh từng bộ phận trong hệ thống láị

Nêu hệ thống có trợ lực, thì phải cho động cơ làm việc với số vòng quay nhỏ nhất.

Giá trị lực kéo để đo độ rơ, tuỳ thuộc vào từng loại xẹ Thông thường ở trong khoảng:

+ Đối với xe con là (10  20) N, đối với hệ thống không có trợ lực; (15 

25) N, đối với hệ thống có trợ lực.

+ Đối với xe tải là (15  30) N, đối với hệ thống không có trợ lực; (20 

35) N, đối với hệ thống có trợ lực.

Độ rơ của vành lái còn có thể đo bằng mm, tuỳ theo quy ước của nhà sản xuất. Ví dụ: trên ôtô tải của hãng HINO hoặc hãng HYNDAI, cho độ rơ của vành lái (15  35)mm.

Xe có tốc độ di chuyển càng cao, thì yêu cầu độ rơ vành lái càng nhỏ. Giá trị độ rơ cho phép ban đầu thường được tra theo số liệu của nhà sản xuất.

Bảng 9.1 Độ rơ vành lái cho phép theo ECE 79 - 1988

Vmax trên bảng tablo (km/h)

> 100 25 ữ 100 < 25 Độ rơ vành lái cho phép (độ) 1

8 27 36

Bảng 9.2 Độ rơ vành lái cho phép theo 22- TCVN- 22-224

Loạị ôtô Ôtô con ôtô khỏch <=12 chỗ ôtô khỏch >12 chỗ >1500 kGôtô tải

Độ rơ vành lỏi cho phép

(độ) 10

9.1.2 Đo lực lớn nhất đặt lên vành lái

+ Để xe đứng yên trên mặt đường tốt và bằng phẳng.

+ Đánh lái về vị trí tận cùng hai phía, dùng lực kế để đo giá trị lực tác dụng lớn nhất lên vành láị Nếu hệ thống lái có trợ lực thì động cơ phải làm việc.

+ Dùng lực kế đo lực đánh lái về hai phía khác nhau, còn đánh giá được sai lễh lực đánh lái về hai phíạ

Khi xuất hiện lực tác động lên vành lái quá lớn hoặc có sai lệch lực đánh lái về hai phía, thì có thể xác định do các nguyên nhân sau:

+ Do độ mòn của cơ cấu láị + Góc đặt bánh xẹ

+ Có biến dạng của các thanh dẫn động hai bánh xe dẫn hướng. + áp suất khí nén của bánh xe dẫn hướng.

9.1.3 Đo góc quay của bánh xe dẫn hướng

Cho đầu xe lên bệ thử mâm xoaỵ Dùng vành lái lần lượt đánh lái về hai phía, xác định góc quay của bánh xe trên mâm xoay chia độ.

Khi không có bệ thử mâm xoay chia độ, thì ta có thể tiến hành thử như sau:

Nâng bánh xe của cầu dẫn hướng lên khỏi mặt đường, đặt vành lái và bánh xe ở vị trí đi thẳng, đánh dấu mặt phẳng bánh xe trên nền. Lần lượt đánh lái về hai phía, đánh dấu mặt phẳng bánh xe trên nền, ở vị trí quay hết vành lái về hai phíạ

Góc quay lớn nhất của bánh xe về hai phía phải bằng nhau và đảm bảo tiêu chuẩn quy đinh.

Nếu góc quay lớn nhất của bánh xe dẫn hướng không bằng nhau và không đúng theo tiêu chuẩn quy định, thì có thể do:

+ Trụ đứng hoặc rotuyn mòn

Hình 9.2 Đo góc quay bánh xe dẫn hướng bằng phương pháp đánh dấu

+ Cơ cấu lái bị mòn gây kẹt.

+ Đòn ngang dẫn động lái bị sai lệch. +ốc hạn chế quay bánh xe bị hỏng

9.1.4 Kiểm tra thông qua tiếng ồn

Cho ôtô đứng yên trên nền phẳng, lắc mạnh vành lái về hai chiều nhằm tạo xung đổi chiềụ Nghe tiếng ồn phát ra trong hệ thống, phát hiện vị trí phát ra tiếng ồn, tìm hiểu nguyên nhân.

Đặc biệt chú ý kiểm tra độ rơ dọc trục của vành lái và liên kết với buồng lái, bằng cách lắc mạnh dọc vành lái theo phương dọc trục láị

9.1.5 Chẩn đoán khi thử trên đường

hai phía, tạo lên chuyển động dích dắc. Theo dõi hoạt động của xe, lực đánh lái, khả năng quay vòng tốc độ thấp có thể xác định hư hỏng của hệ thống theo toàn bộ góc quaỵ

Sau đó tiếp tục kiểm tra ở ttốc độ nhanh bằng cách: cho xe chuyển động với tốc độ bằng khoảng 50% tốc độ cao nhất của xe, đánh lái về hai phía với góc giới hạn góc quay của vành lái khoảng (30 50)o. Xác định khả năng chuyển hướng linh hoạt, qua đó đánh giá khả năng điều khiển của ôtô và cảm nhận lực tác động lên vành láị

Hư hỏng của hệ thống lái và góc kết cấu bánh xe, đánh giá chất lượng tổng hợp của hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống di chuyển. Trên các xe có nhiều cầu chủ động, thì hư hỏng này còn chịu ảnh hưởng của hệ thống truyền lực.

9.1.6 Xác định khả năng chuyển động ổn định khi chạy thử trên đường

Chọn đoạn đường phẳng, mặt đường tốt. Cho xe chạy với tốc độ bằng khoảng 2/3 tốc độ cao nhất của xẹ Đặt vành lái ở vị trí trung gian, cho xe chạy thẳng, đặt nhẹ tay lên vành lái và không hiệu chỉnh hướng chuyển động của xe trong khi đi thử. Cho xe chạy trên đoạn đường khoảng 1000m, dừng xe và đo độ lệch bên của xẹ Nếu độ lệch bên không quá 3m, thì hệ thống lái và kết cấu bánh xe tốt. Ngược lại, cần xem xét kỹ hơn bằng phương pháp xác định khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 74 - 77)