Các khả năng thu nhận thông số chẩn đoán

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 47)

7.1.1 Bằng phương pháp âm học

Hệ thống truyền lực của ôtô, làm nhiệm vụ truyền chuyển động quay, mô men xoắn, từ động cơ đến hệ thống di chuyển. Kết cấu của hệ thống truyền lực gồm các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, cầu chủ động….Hiện nay việc truyền động của hệ thống truyền lực của ôtô, đa số thực hiện bằng truyền động cơ khí (truyền động ma sát, truyền động bánh răng, …), hoặc truyền động kết hợp cơ khí và thuỷ lực. Việc liên kết, và bắt chặt các chi tiết và các cụm chi tiết với nhau, chủ yếu sử dụng các loại then hoa, then bằng, bu lông, đai ốc….

Vì vậy, khi trạng thái kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết thay đổi: bánh răng bị mòn, then và rãnh then mòn, đĩa ma sát bị cong vênh hoặc vỡ, ổ bi hỏng,…., đều phát sinh ra tiếng kêu ở các vị trí với cường độ khác nhaụ Cường độ tiếng kêu phụ thuộc vào trạng thái kỹ thuật của chi tiết và cụm chi tiết. Mỗi chi tiết và cụm chi tiết có âm thanh đặc trưng. Âm thanh này, có thể cảm nhận được bằng cảm giác của con người và dụng cụ.

Trong chẩn đoán kỹ thuật, có thể sử dụng âm thanh phát ra từ các vị trí, và cường độ âm thanh phát ra để làm thông số chẩn đoán, xác định trạng thái kỹ thuật của chi tiết hoặc cụm chi tiết của hệ thống truyền lực. Để nâng cao độ tin cậy, có thể sử dụng kết hợp với các thông số chẩn đoán khác để nâng có độ tin cậy của kết quả chẩn đoán.

7.1.2 Bằng việc xác định khe hở tổng cộng

Trong quá trình làm việc, các chi tiết như bánh răng, then hoa, rãnh then hoa, đòn mở ly hợp, … bị hao mòn. Việc hao mòn này, phát sinh khe hở giữa các bề mặt làm việc của chi tiết máỵ Mặt khác, các chi tiết máy trong hệ thống truyền lực được liên kết với nhau thành hệ thống liên tục. Vì vậy, ta có thể xác định được khe hở tổng cộng của các chi tiết liên kết với nhau, bằng cách đo khe hở tại chi tiết đầu ra cuối cùng của hệ thống. Khe hở này, đánh giá được trạng thái kỹ thuật của các chi tiết liên quan.

Trong chẩn đoán kỹ thuật, người ta sử dụng khe hở tổng cộng làm thông số chẩn đoán chung. Muốn xác định trạng thái kỹ thuật của từng chi tiết hoặc cụm chi tiết của hệ thống, phải kết hợp với các thông số khác để chẩn đoán.

7.1.3 Bằng cách đo nhiệt độ

Trong quá trình làm việc, các chi tiết của hệ thống truyền lực bị mài mòn, dẫn tới làm tăng vận tốc trượt giữa các bề mặt ma sát, làm tăng nhiệt độ của dầu bôi trơn.

Sự thay đổi nhiệt độ của dầu bôi trơn khi thay đổi trạng thái kỹ thuật của các chi tiết máy trong hệ thống truyền lực không lớn, và khó xác định. Vì vậy, trong chẩn đoán kỹ thuật của hệ thống truyền lực, người ta ít dùng nhiệt độ dầu bôi trơn làm thông số chẩn đoán.

Trong quá trình sử dụng ôtô, khi nhiệt độ của dầu bôi trơn tăng cao đến mức cảm nhận được, thì có thể xác định trạng thái kỹ thuật của cụm chi tiết đó đã ở trạng thái hư hỏng, mất khả năng làm việc.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)