Chẩn đoán hệ thống treo

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 86 - 92)

1- 22 3 3-D LOCK (ON) (OFF) UP D 33 22 1 2-1 Tốc độ

10.2 Chẩn đoán hệ thống treo

10.2.1 Chẩn đoán bằng quan sát

Đối với loại xe có khoảng không gian gầm xe lớn ta có thể sử dụng phương pháp quan sát, để chẩn đoán:

+ Quan sát sự chảy dầu của các giảm chấn. + Sự toàn vẹn của nhíp xẹ

+ Sự rơ lỏng của các mối ghép.

+ Sự biến dạng lớn của các vị trí liên kết, các đòn và các thanh giằng. + Tình trạng của các gối tỳ, ụ giảm va đập.

+ Tình trạng của các lốp xẹ + Độ cân bằng của các bánh xẹ

Ngoài ra còn sử dụng thước đo thông thường, đo chiều cao thân xe so với mặt đường hoặc khoảng cách tâm trục của các bánh xe, để xác định độ cứng tĩnh của bộ phận đàn hồị

10.2.2 Chẩn đoán trên đường

Chọn phương pháp thử và điều kiện thử ôtô trên đường phụ thuộc vào chủng loại, kết cấu của xe: xe tải, xe con, xe buýt, xe thân ngắn, xe thân dài, ....

Mục đích của chẩn đoán là xác định nơi phát ra tiếng ồn và cường độ tiếng ồn. Việc chẩn đoán có tác dụng phát hiện ra vị trí bị hư hỏng, đánh giá chất lượng tổng thể thông qua cường độ tiếng ồn.

10.2.2.1 Đo độ ồn trong

Độ ồn trong của ôtô tải được đo ở vị trí ngang tầm ghế ngồi của người lái, bên trong buồng láị

Độ ồn trong của ôtô con, được đo ở hai vị trí: một ở vị trí ngang tầm ghế của người lái ở trong xe; một ở vị trí giữa ghế ngồi phía saụ

Độ ồn trong của ôtô buýt, đo ở năm điểm: một ở vị trí người lái, ngang tầm đầu người lái; hai điểm ở giữa khoang hành khách, ngang tầm ghế ngồi; hai điểm ở sau khoang hành khách, ngang với tầm đầu hành khách.

Khi đo, cho xe chạy với vận tốc quy định, trên đường thẳng và tốt. Việc đo độ ồn trong, chủ yếu là để xác định môi trường trong ôtô.

10.2.2.2 Đo độ ồn ngoài

Chọn đoạn đường tốt và thẳng, có độ dài khoảng (400 500)m. Trên đoạn đường này, có đặt các cảm biến đo độ ồn. Khoảng cách từ các vị trí đặt cảm biến tới các vật có khả năng cản âm, không nhỏ hơn 30m. Cường độ ồn của môi trường (độ ồn nền) không lớn hơn 10dB. Quãng đường đo được xác định trong khoảng 20m. Trong đoạn đường này, xe phải giữ đều theo tốc độ quy đinh.

Cho xe chạy thẳng với tốc độ thử quy định, xác định: + Độ ồn

+ Âm thanh đặc trưng cho tiếng ồn. + Vị trí phát ra tiếng ồn (nếu có thể).

So sánh với tiêu chuẩn, đánh giá và đưa ra kết luận.

10.2.2.3 Thử trên mặt đường xấu

Chọn mặt đường có độ cao mấp mô bằng khoảng (1/30  1/20) đường kính bánh xe, khoảng cách giữa các mấp mô bằng khoảng (0,5  1,5) chiều dài cơ sở của xẹ Chiều dài của đoạn đường thử khoảng (100  300)m. Vận tốc thử là (1520)Km/h. Thông số cần xác định là cường độ ồn, âm thanh đặc trưng cho

tiếng ồn, vị trí phát ra tiếng ồn. Việc xác định, nhờ vào thính giác của con người và kinh nghiệm của người chẩn đoán.

Tiếng ồn xác định trong trường hợp này, là tiếng ồn tổng hợp, bao gồm cả tiếng ồn trong và ngoài xẹ Do đó rất cần kinh nghiệm để xác định hư hỏng của xẹ Việc xác định như vậy, chỉ có thể xác định được vị trí hư hỏng, còn mức độ hư hỏng thì rất khó xác định.

10.2.3 Đo trên bệ thử chuyên dùng 10.2.3.1 Mục đích

Bệ chuyên dùng thử hệ thống treo, giúp cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xác định được một số thông số tổng hợp của hệ thống, bao gồm:

+ Độ cứng động học của hệ treo đo trên từng bánh xe, thể hiện chất lượng của bộ phận đàn hồi, ở trạng thái lắp ráp mà không tháo rờị

+ Độ bám của bánh xe trên mặt đường, thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận giảm chấn, bộ phận đàn hồị

10.2.3.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 10.1 Sơ đồ nguyên lý bộ gây rung thuỷ lực

Thiết bị đo là loại thiết bị thuỷ lực, gồm: bộ gây rung thuỷ lực, các thiết bị đo lực tại chỗ tiếp xúc của bánh xe với bệ đỡ, thiết bị đo tần số và chuyển vị.

Bộ gây rung thuỷ lực có nguồn cung cấp thuỷ lực: bơm, bình tích năng, van con trượt, bộ giảm chấn, xi lanh thuỷ lực. Van thuỷ lực được điều khiển bởi một van điện từ, nhằm đóng mở đường dầu, tạo lên khả năng rung cho bệ với tần số khác nhaụ

Thiết bị đo của bệ là các cảm biến, bộ vi xử lý và bộ điều khiển tần số rung. Tín hiệu từ các cảm biến, được ghi lại và xử lý đưa ra các chỉ số hiển thị.

Biên độ rung của ôtô con nằm trong khoảng từ (1520)mm, tần số rung thay đổi liên tục từ (414)Hz. Hiển thị trên màn hình và lưu trữ là các dữ liệu về độ cứng động của hệ thống treo và độ bám đường của từng bánh xẹ

Bệ đo kèm theo một thiết bị đo tải trọng thẳng đứng cho từng bánh xẹ Khi bị quá tải, bộ rung không làm việc. Bộ tổ hợp thiết bị chẩn đoán có thể bao gồm cả thiết bị cân, bộ đo độ trượt ngang của bánh xe, bộ đo độ rung cho hệ thống treo, bộ đo lực phanh, ....

Cảm biến đo

lực Cảm biến đo tần sốchuyển vị Bộ gây rung thuỷ lực

10.2.3.3 Phương pháp đo

Trước khi đưa xe vào bệ rung, nhất thiết phải đảm bảo áp suất khí nén trong lốp xe theo tiêu chuẩn.

Cho xe lăn từ từ vào bệ cân trọng lượng, di chuyển các bánh xe của từng cầu vào bệ rung. Khi xe đã nằm yên trên bệ đo rung, hiệu chỉnh cho thân xe và bánh xe theo hướng đi thẳng. Cho bệ rung làm việc, thời gian làm việc cho một cầu khoảng (23) phút. Sau đó chuyển sang đo cho bánh xe của cầu khác, với các bước thao tác tương tự.

10.2.3.4 Kết quả đo

Thiết bị đo ghi và cho phép xác định các thông số chẩn đoán của từng bánh xe như sau

+ Tải trọng trên các bánh xe, cầu xe, và toàn bộ xe (N). + Độ cứng động của hệ thống treo, đo tại bánh xe (N/mm). + Độ bám của bánh xe trên mặt đường (%).

+ Dạng đồ thị kết quả được hiển thị hoặc in trên giấỵ

Khả năng bám của bánh xe trên mặt đường G (GRIP), cho từng bánh xe trên cùng một cầu theo tần số rung của bệ, hệ số bám lấy bằng phần trăm (%). Khi giảm nhỏ tần số tác động (biểu thị tương tự như tác động của mặt đường), giá trị G thay đổị

Khi đánh giá tổng quát chất lượng của hệ thống treo (theo kết quả ghi trên giấy do máy ghi), ta lấy giá trị nhỏ nhất trên đồ thị. Hệ thống treo được coi là tốt, khi sự thay đổi Fzd là nhỏ nhất, có nghĩa là đảm bảo độ bám bánh xe trên mặt đường là cao nhất.

Nếu lốp xe, giảm chấn, bộ phận đàn hồi tốt thì độ bám của bánh xe với mặt đường caọ Loại trừ hư hỏng của lốp xe (vì đã được kiểm tra trước khi cho xe lên bệ), thì nếu độ bám nhỏ hơn cần thiết thì chứng tỏ có hư hỏng của bộ phận giảm chấn hoặc cả bộ phận đàn hồị

Giá trị sai lệch tương đối của độ bám là giá trị sai lệch của giá trị độ bám của các bánh xe trên cùng một cầụ

Độ cứng động của cơ cấu treo R (N/mm) – RIGIDITY- hiển thị trên bảng kết quả, được đo trên cơ sở chuyển vị của bệ (đồng thời là của bánh xe), với lực tác động có giá trị tương ứng, khi tần số rung thay đổị Khi đo, các bộ số liệu được ghi và xử lý theo bài toán thống kê để tìm giá trị trung bình. Kết quả độ cứng động, cho biết trạng thái độ cứng của hệ thống treo tính theo chuyển vị dài tại vị trí đặt bánh xẹ Độ cứng tĩnh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ cứng động. Do đó kết quả đo độ cứng động, đánh giá được chất lượng của bộ phận đàn hồị

Các bệ chẩn đoán hệ thống treo được thiết kế trong tổ hợp thiết bị chẩn đoán, nhưng được phân loại theo trọng lượng ôtô. Do đó, để đảm bảo độ chính xác của các thông số chẩn đoán, cần phải chọn loại bệ chẩn đoán phù hợp với ôtô cần chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo

1 Dương Văn Đức.Sửa chữa máy xây dựng. NXB Xây dựng Hà Nội – 2006

2 Phạm Thành Đường. Kỹ thuật sửa chữa xe ôtô đời mới. NXB Giao thông

vận tải, Hà Nội – 2005

3 Phan Văn Hoà. Điều khiển điện tử trên ôtô.ĐHNN. Hà Nội - 2006

4 Trần Văn Hiếu . Lý thuyết mài mòn và bôi trơn, NXB Khoa học và kỹ

thuật. Hà Nội - 2003

5 Nguyễn Nông và hoàng Ngọc Vinh. Độ tin cậy trong sửa chữa ôtô, máy

kéo. NXB Giáo dục, Hà Nội – 2000

6 Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong. NXB Giáo dục, Hà Nội – 2003

7 Nguyễn Tất Tiến và Đỗ Xuân Kính. Giáo Trình sửa chữa ôtô, máy nổ. NXB giáo dục, Hà Nội – 2004

8 Trần Thanh Hải Tùng và Nguyễn Lê Châu Thành. Chẩn đoán trạng thái

kỹ thuật ôtô. NXB Đà Nẵng – 2006

9 Bùi Hải Triềụ Bài giảng về nột số vấn đề trong chẩn đoán kỹ thuật ôtô, máy kéo. ĐHNN. Hà Nội – 2004

10 Nguyễn Khắc Traị Kỹ thuật chẩn đoán ôtô. NXB Giao thông vận tải, Hà

Nội - 2004

Mục lục

Nội dung Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1: Khái niệm về độ tin cậy và tuổi thọ của máy 2

1.1 Các khái niệm cơ bản 2

1.1.1 Khả năng làm việc của máy 2

1.1.2 Độ tin cậy 2

1.2.1 Tính tóan ngẫu nhiên của các hư hỏng 3 1.2.2 Thu thập và xử lí thông tin của độ tin cậy 4

1.3 Phương pháp tính độ tin cậy của cụm chi tiết máy 5

1.3.1 Tính tóan Các chỉ tiêu kinh tế của tính không hỏng của máy 5 1.3.2 Tính tóan các chỉ tiêu kĩ thuật của tính không hỏng của máy 5

Chương 2:Khái niệm chung về chẩn đóan kỹ thuật 7

2.1 Khái niệm về chẩn đóan, và ảnh hưởng của điều kiện của sử dụng đến sự thay đổi trạng thái kĩ thuật

7

2.1.1 Khái niệm về chẩn đoán kĩ thuật 7

2.1.2 Khái niệm về thông số chẩn đóan 8

2.1.3 ảnh hưởng của điều kiện sử dụng đến sự thay đổi trạng thái kĩ thuật

9

2.2 Phương pháp và các thiết bị chẩn đóan 12

2.2.1 Phương pháp chẩn đóan 12

2.2.2 Các thiết bị chẩn đóan 15

2.2.3 Các loại cảm biến thường dùng trong chẩn đoán 16

Chương 3: Tự chẩn đoán 21

3.1 Khái niệm về tự chẩn đoán 21

3.2 Nguyên lí hình thành hệ thống tự chẩn đóan hiện đại 22 3.3 Một số hệ thống tự động điều khiển có tự chẩn đoán 23 3.3.1 Sơ đồ điển hình của hệ thống điều khiển tự động chuyển số 23 3.3.2 Sơ đồ điển hình của hệ thống điều khiển tự động phun xăng 23 3.3.3 Sơ đồ điển hình hệ thống điều khiển phanh ABS 25

3.3.4 Các hình thức giao tiếp giữa người và xe 25

Chương 4: Các phương pháp chẩn đoán đơn giản 28

4.1 Thông qua cảm nhận của các giác quan con người 28

4.1.1 Nghe âm thanh trong vùng con người cảm nhận được 28

4.1.2 Dùng cảm nhận màu sắc 31

4.1.3 Dùng cảm nhận mùi 33

4.1.4 Dùng cảm nhận nhiệt 33

4.1.5 Bằng cảm giác lực hay mô men 34

4.2 Xác định thông số chẩn đoán bằng dụng cụ đo đơn giản 35

4.2.1 Đối với động cơ 35

4.2.2 Đối với hệ thống truyền lực 37

4.2.3 Đối với hệ thống điện 37

4.3 Phương pháp đối chứng 38

Chương 5: Chẩn đoán động cơ 39

5.1 Phân tích các thông số chính của động cơ đốt trong 39

5.1.1 Công suất của động cơ 39

5.1.3 Lượng tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn 40

5.2 Chẩn đoán động cơ thông qua các thông số chính 45

5.2.1 Công suất động cơ 45

5.2.2 Hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn 47

5.2.3 Thành phần khí xả 48

5.3 Chẩn đoán động cơ thông qua áp suất nén và tổn thất áp suất

49

5.3.1 áp suất nén Pc 49

5.3.2 Chẩn đoán thông qua độ lọt khi xuống đáy các – te 50 5.4 Chẩn đoán ĐC thông qua sử dụng TB chẩn đoán xách tay 52 5.4.1 Công dụng của thiết bị chẩn đoán xách tay 52

5.4.2 Một số loại thiết bị chẩn đoán xách tay 52

Chương 6: Chẩn đoán hệ thống điện 54

6.1 Chẩn đoán hệ thống đánh lửa 54

6.1.1 Chẩn đoán qua Buji đánh lửa 54

6.1.2 Xác định thời điểm đánh lửa 54

6.1.3 Chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên Osilloscope 56

6.2 Chẩn đoán chất lượng nguồn cung cấp điện 59

6.2.1 Chẩn đoán chất lượng bình điện (ắc quy) 59

6.2.2 Chẩn đoán máy phát điện xoay chiều 62

6.2.3 Chẩn đoán tổng hợp phần cung cấp điện 64

Chương 7: Chẩn đoán hệ thống truyền lực 65

7.1 Các khả năng thu nhận thông số chẩn đoán 65

7.1.1 Bằng phương pháp âm học 65

7.1.2 Bằng việc xác định khe hở tổng cộng 65

7.1.3 Bằng cách đo nhiệt độ 66

7.2 Chẩn đoán các bộ phận chính của hệ thống truyền lực 66

7.2.1 Cụm ly hợp ma sát 66

7.2.2 Cụm hộp số chính và hộp phân phối 71

7.2.3 Cụm cầu xe 78

7.2.4 Cụm các- đăng 81

Chương 8: Chẩn đoán hệ thống phanh 83

8.1 Xác định hiệu quả phanh 83

8.1.1 Một số tiêu chuẩn trong kiểm tra hiệu quả phanh 83

8.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả phanh 84

8.2 Xác định sự không đồng đều của lực phanh hay mô men phanh

89 8.2.1 Bằng phương pháp trên bệ thử (chẩn đoán) phanh 89

8.2.2 Bằng cách thử xe trên đường 89

8.4 Chẩn đoán cơ cấu phanh 91

8.4.1 Cơ cấu phanh thuỷ lực 92

8.4.2 Cơ cấu phanh đĩa 94

8.4.3 Cơ cấu phanh khí nén 94

8.5 Chẩn đoán hệ thống dẫn động phanh 96

8.5.1 Hệ thống phanh thuỷ lực 96

8.5.2 Hệ thống phanh khí nén 98

8.5.3 Chẩn đoán hệ thống phanh của ôtô có nhiều cầu chủ động làm việc ở chế độ luôn gài

100

8.5.4 Chẩn đoán hệ thống phanh có ABS 101

Chương 9: Chẩn đoán hệ thống lái 103

9.1 Xác định độ rơ và lực lớn nhất đặt lên vành lái 103

9.1.1 Đo độ rơ vành lái 103

9.1.2 Đo lực lớn nhất đặt lên vành lái 104

9.1.3 Đo góc quay của bánh xe dẫn hướng 105

9.1.4 Kiểm tra thông qua tiếng ồn 105

9.1.5 Chẩn đoán khi thử trên đường 105

9.1.6 Xác định khả năng chuyển động ổn định khi chạy thử trên đường

106 9.2 Chẩn đoán hệ thống lái liên quan tới các hệ thống khác

trên xe

106 9.2.1 Chẩn đoán hệ thống lái liên quan tới góc đặt bánh xe, hệ

thống treo

106 9.2.2 Chẩn đoán hệ thống lái liên quan tới hệ thống phanh 107

9.3 Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng 107

9.3.1 Xác định góc đặt bánh xe bằng dụng cụ cơ khí đo góc 107

9.3.2 Xác định độ chụm của bánh xe 109

9.3.3 Chẩn đoán trên bệ đo trượt ngang bánh xe tĩnh và động 110 9.3.4 Xác định các góc đặt bánh xe trên bệ thử chuyên dùng 112

Chương 10:Chẩn đoán hệ thống treo 115

10.1 Một số tiêu chuẩn trong kiểm tra hệ thống treo 115

10.1.1 Độ ồn 115

10.1.2 Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE 116

10.2 Chẩn đoán hệ thống treo 116

10.2.1 Chẩn đoán bằng quan sát 116

10.2.2 Chẩn đoán trên đường 117

10.2.3 Đo trên bệ thử chuyên dùng 119

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)