1- 22 3 3-D LOCK (ON) (OFF) UP D 33 22 1 2-1 Tốc độ
8.5 Chẩn đoán hệ thống dẫn động phanh
Ngoài việc xác định các thông số chung đánh giá hiệu quả phanh, khi tiến hành chẩn đoán các loại hệ thống phanh khác nhau, cũng có các biểu hiện khác nhaụ
8.5.1 Hệ thống phanh thuỷ lực
Do năng lượng để điều khiển cơ cấu phamh là chất lỏng, nên khi chẩn đoán phải cần thiết xác định chất lượng của hệ thống thông qua:
+ Sự dò rỉ của chất lỏng dẫn động.
+ Sự lọt khí vào trong hệ thống dẫn động. + Hư hỏng của các van điều tiết chất lỏng.
+ Vấn đề bao kín các khu vực không gian chứa chất lỏng.
Việc chẩn đoán có thể tiến hành bằng cách quan sát bằng mắt các vết dò rỉ của dầu phanh. Song tốt nhất là dung đồng hồ đo áp suất ở những vị trí có thể đo được như: sau xi lanh chính, ở xi lanh bánh xẹ
Hiện tượng giảm áp suất so với tiêu chuẩn có thể do các nguyên nhân đã nêu ở trên. Nhất là hiện tượng hư hỏng các joăng, phớt bao kín các không gian chứa chất lỏng. Đồng thời cũng cần chú ý đến các nguyên nhân khác như: sai lệch các đòn dẫn động; tắc, bẹp đường ống dẫn dầu; vỡ đường ống; thiếu dầu hoặc tắc lỗ dầu tại bình chứạ
Tiến hành kiểm tra áp suất chất lỏng sau bộ diều hoà. Sử dụng đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất đến 100KG/Cm2. Việc đo được tiến hành nhờ tháo các đường ống dẫn dầu ra khỏi cầu xe và lắp vào đó đồng hồ đo áp suất. Xả không khí cho hệ thống và đổ bổ xung dầu phanh đủ mức quy định. Đạp phanh và theo dõi sự tăng áp suất dầu, xác định áp suất dầu vào cầu trên bộ diều hoà lực phanh. Tương ứng với mức độ bàn đạp chân phanh nhỏ, khi bộ điều hoà chưa thực hiện điều chỉnh (với áp suất nhỏ), áp suất dẫn ra cầu trước và cầu sau là như nhaụ
Tương ứng với mức độ bàn đạp chân phanh lớn, khi bộ điều hoà thực hiện điều chỉnh (với áp suất lớn), áp suất dẫn ra cầu sau thấp hơn áp suất dẫn ra cầu trước.
Hình 8.10 Chẩn đoán sự làm việc của bộ diều hoà lực phanh
Khi bộ diều hoà có một đường ống dẫn dầu ra cầu sau, thì chỉ cần một đồng hồ đo áp suất dầu dẫn ra cầu saụ
Việc đánh giá kết quả tuỳ thuộc vào thông số chuẩn do nhà chế tạo quy định. Nhờ việc đo áp suất có thể xác định khả năng làm việc của bộ diều hoà trên ôtô. Các thông số kiểm tra áp suất của bộ diều hoà của các xe cùng loại có thể không giống nhaụ Vì vậy, công việc này cần có tài liệu cụ thể
8.5.1.2 Với hệ thống phanh có trợ lực chân không
Các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh trợ lực là:
- Hỏng van một chiều giữa nguồn chân không và xi lanh trợ lực. - Van mở trợ lực bị mòn, nát, hở.
- Màng cao su bị thủng. - Hệ thống bị hở.
- Dầu phanh lọt vào xi lanh. - Tắc bẹp do sự cố bất thường. - Nguồn chân không bị hỏng. Các biểu hiện xuất hiện như sau:
- Rò rỉ dầu phanh tại khu vực bộ trợ lực. - Lực tác dụng lên bàn đạp tăng caọ - Hành trình tự do của bàn đạp bị giảm. - Mất hiệu quả của trợ lực
Phương pháp chẩn đoán:
- Nổ máy và đạp bàn đạp phanh 3 lần, kiểm tra sự đồng nhất của hành trình bàn đạp phanh.
tra sự làm việc của bộ trợ lực, bằng cách đặt chân lên bàn đạp phanh và giữ nguyên chân trên bàn đạp, nổ máỵ Nếu thấy bàn đạp bị thụt xuống tiếp một đoạn, chứng tỏ bộ trợ lực làm việc tốt, nếu ngược lại thì bộ trợ lực bị hỏng.
- Đo lực lớn nhất đặt lên bàn đạp, so với giá trị tiêu chuẩn. Nếu lực lớn hơn quy định thì chứng tỏ nguồn chân không bị hỏng hoặc bộ trợ lực bị mất tác dụng.
- Khi làm việc có hiện tượng bị mất cảm giác bàn đạp như có lúc cảm giác nặng, có lúc cảm giác hẫng chân phanh, chứng tỏ van trợ lực bị sai lệch vị trí hoặc hỏng.
- Khi muốn rà phanh mà không thực hiện được, chứng tỏ van một chiều bị kẹt hoặc van trợ lực bị sai lệch hay bị hỏng.
- Nếu khi đã dừng máy mà hiệu lực của trợ lực còn duy trì sau hai, ba lần đạp phanh tiếp theo, chứng tỏ bộ phận trợ lực làm việc tốt.
8.5.2 Hệ thống phanh khí nén 8.5.2.1 Các hư hỏng thường gặp
Dẫn động phanh khí nén yêu cầu độ kín khít cao, cho nên hư hỏng phổ biến của hệ thống là sự dò rỉ khí nén.
Còn đối với van điều áp và máy nén khí thường có các hư hỏng sau:
+ Mòn xéc măng, piston, xi lanh của máy nén khí + Hỏng bạc hoặc ổ bi của trục truyền động.
+ Thiếu dầu bôi trơn. + Mòn, hở van một chiều, + Chùng dây đai truyền động. + Kẹt van điều áp của hệ thống.
Đối với đường ống dẫn khí và bình chứa khí nén:
+ Tắc đường ống dẫn. + Dầu và nước đọng lạị
Đối với van phân phối, van ba ngả, các đầu nối:
+ Kẹt các van làm mất hiệu quả dẫn khí. + Nát hỏng các màng cao sụ
+ Sai lệch các vị trí làm việc.
Đối với cụm bầu phanh bánh xe:
+ Thủng các bát cao sụ
+ Gãy lò so của các bát cao sụ + Sai lệch các vị trí làm việc.
Đối với cụm làm quay cơ cấu phanh:
+ Bó kẹt các cơ cấu do va chạm hoặc khô mỡ bôi trơn. + Sai lệch các vị trí liên kết.
+ Mất biên dạng cam.
8.5.2.2 Chẩn đoán hệ thống phanh khí nén
Trên ôtô vận tải hiện nay thường sử dụng hệ thống phanh thuỷ lực khí nén. Trong hệ thống phanh kiểu này, cơ cấu phanh làm việc nhờ thuỷ lực, còn điều khiển nhờ khí nén.
Khi chẩn đoán, cần tiến hành công việc cho chẩn đoán hệ thống phanh thuỷ lực và các công việc cho chẩn đoán phần hệ thống phanh khí nén. Ngoài ra còn cần tiến hành các công việc sau:
Kiểm tra áp lực khí nén sau van phân phối p (KG/Cm2), tương ứng với các vị trí góc bàn đạp phanh(β0).
Lắp đồng hồ đo áp suất khí nén vào đầu vào của xi lanh khí nén. Đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất là 10 KG/Cm2.
Nổ máy cho động cơ làm việc ổn định, áp suất khí nén đạt 7,0 KG/Cm2. Dùng thước đo chiều cao hoặc thước đo độ, đo vị trí bàn đạp phanh tương ứng với giá trị góc đo cho trong bảng dưới, ghi lại áp suất chỉ thị trên đồng hồ.
Nếu giá trị đo nằm trong khoảng hai đường đậm, thì van phân phối và hệ thống thuỷ lực làm việc tốt, nếu không nằm trong khoảng hai vạch đậm thì cần xem xét tiếp chất lượng của van phân phối và hệ thống.
Kiểm tra áp lực thuỷ lực sau van phân phối p (KG/Cm2), tương ứng với các vị trí góc bàn đạp phanh(β0).
Hình 8.11 Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển tại van phân phối
Lắp đồng hồ đo áp suất khí nén vào đầu ra của van phân phốị Đồng hồ có giá trị đo lớn nhất bằng 10 KG/Cm2.
Nổ máy, cho động cơ làm việc tới nhiệt độ ổn định, áp suất khí nén đạt 7,0KG/Cm2.
Dùng đồng hồ đo áp suất thuỷ lực lắp ở đầu rạ Xả không khí trong hệ thống và vặn chặt đồng hồ.
Đạp bàn đạp theo mức độ phanh nhẹ, theo dõi đồng hồ đo áp suất thuỷ lực, đồng hồ đo áp suất khí nén. Xác định áp suất khí nén và áp suất thuỷ lực cực đạị
Kết quả đo được, so sánh với giá trị chuẩn theo kết cấu:
+ Loại không chênh lệch áp suất thuỷ lực giữa cầu trước và cầu sau (loại I) + Loại chênh lệch áp suất thuỷ lực giữa cầu trước và cầu sau (loại II).
Hình 8.11 Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển tại xi lanh KN và TL 8.5.3 Chẩn đoán hệ thống phanh của ôtô có nhiều cầu chủ động làm việc ở chế
độ luôn gài
Một số ôtô có khả năng cơ động cao, sử dụng hệ thống truyền lực có nhiều cầu chủ động. Cầu trước và cầu sau liên kết với nhau thông qua khớp ma sát và làm việc ở chế độ luôn gài cả hai cầụ Nếu khi kiểm tra trên bệ thử chỉ cho một cầu, thì giá trị đo không phản ánh được mô men phanh trên các cơ cấu phanh của bánh xẹ
Trong trường hợp này, ta có thể kiểm tra đánh giá bằng cách như sau: + Tháo các đăng liên kết giữa các cầu, và thử từng cầu trên bệ thử thông thường.
+ Sử dụng bệ thử có khả năng lưu giữ số liệu của nhà sản xuất, khi thử trên bệ thử phanh thông thường. Sau khi thử song, so sánh kết quả với giá trị được lưu giữ.
+ Sử dụng bệ thử chuyên dùng cho ôtô hai cầu chủ động, thử đồng thời hai cầụ
Hình 8.12 Một số dạng cấu trúc truyền lực của ôtô con có khả năng cơ động cao
8.5.4 Chẩn đoán hệ thống phanh có ABS
+Dùng chẩn đoán thông qua các thông số hiệu quả được trình bày ở trên: Hệ thống phanh ABS chỉ làm việc khi tốc độ bánh xe tương ứng với tốc độ di chuyển của ôtô từ 10Km/h trở lên. Do đó, khi kiểm tra trên bệ thử phanh, vẫn xác định các thông số như phanh không ABS.
+ Dùng hệ thống tự chẩn đoán sẵn có trên xe:
Đưa khoá điện về vị trí ON, khởi động động cơ, đèn BRAKE hay đèn ANTILOOK sáng sau đó tắt, chứng tỏ hệ thông làm việc bình thường. Trường hợp ngược lại, thì hệ thống có sự cố, cần xem xét sâu hơn.
Quy trình chẩn đoán hệ thống điều khiển thuỷ lực, tuỳ thuộc vào kết cấu của nhà sản xuất (có tài liệu riêng).
Hình 8.13 Kiểm tra áp suất bình tích năng của ABS
Sự biến động áp suất thuỷ lực, có thể thông qua lỗ chuyên dùng trên khối (Blôck) điều chỉnh áp suất dầụ
Chương 9
Chẩn đoán hệ thống lái