Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 78 - 83)

1- 22 3 3-D LOCK (ON) (OFF) UP D 33 22 1 2-1 Tốc độ

9.3Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng

9.3.1 Xác định góc đặt bánh xe bằng dụng cụ cơ khí đo góc

Sử dụng đồng hồ bọt nước và hộp đo góc để kiểm tra các góc:

+ Góc doãng bánh xe.

+ Góc nghiêng ngang của trụ quay đứng

+ Góc nghiêng dọc của trụ quay đứng .

9.3.1.1 Kiểm tra góc doãng bánh xe .

+ Kích nâng cầu dẫn hướng lên. + Bắt đồng hồ bọt nước vào bu lông bắt vành bánh xe ở vị trí trên cùng và quay mặt đồng hồ xuống, điều chỉnh đồng hồ ở vị trí thăng bằng và song

Hình 9.3 Đồng hồ bọt nước

song với mặt phẳng (đường bọt nước ở vị trí O, của thang đo độ 8 –hình 9.3). + Quay bánh xe góc 180o, sao cho đồng hồ ở vị trí thấp nhất và mặt đồng hồ quay lên trên. Giá trị của bọt nước di chuyển trên thang đo (8), là giá trị của góc .

Với ôtô có hệ thống treo độc lập, có thể điều chỉnh được góc , nhờ bạc lệch tâm và ren của nạng (2) nối thanh chống (3) với đòn dưới (1) – hình 9.5.

Đối với ôtô có hệ thống treo phụ thuộc, thì góc này không điều chỉnh được. Trong trường hợp này, nếu khi kiểm tra phát hiện ra sự sai lệch, thì kiểm tra khe hở của chốt chuyển hướng, độ cong của cầu dẫn hướng.

Hình 9.4 Kiểm tra góc Hình 9.5 Điều chỉnh góc

9.3.1.2 Kiểm tra góc nghiêng ngang của trụ quay đứng

Khi kiểm tra góc  , phải quay bánh xe đi một góc. Để xác định góc quay, người ta sử dụng hộp đo góc. Dụng cụ gồm hai đĩa để giảm ma sát của bánh xe khi quay (7) và (8), thân hộp đo (1), bảng khắc vạch (2), kim chỉ (3) liền với ổ chốt quay (4) và khung của thanh tựa (5) –hình 9.6.

Thao tác khi kiểm tra:

+ Kích cầu dẫn hướng, để từng cặp đĩa dưới bánh xe dẫn hướng (hai đĩa quay mặt lồi tiếp xúc với nhau), hạ kích.

+ Quay vô lăng để bánh xe về vị trí đi thẳng, nền đường bằng phẳng.

+ Lắp đồng hồ bọt nước vào bu lông bắt vành bánh xe, quay mặt đồng hồ lên trên, điều chỉnh đồng hồ bọt nước nằm trong mặt phẳng nằm ngang, và thanh đo (7) song song với mặt phẳng quay bánh xẹ

+ Quay bánh xe về phía trái một góc 20o (nhờ quan sát hộp đo), quan sát giá trị thang đo của bọt nước dịch chuyển. Tiếp tục quay bánh xe về phía phải qua vị trí trung gian một góc20o, và quan sát thang đo của bọt nước dụch chuyển. Giá trị bọt nước dịch chuyển về hai phía là giá trị góc .

Thông thường = 0o  16o.

9.3.1.3 Kiểm tra góc nghiêng dọc của trụ quay đứng

Mọi thao tác và lắp đặt dụng cụ đo tương tự như để đo góc (chú ý để thang đo vuông với mặt phẳng quay

Hình 9.6 Kiểm tra góc nghiêng

của bánh xe). Thông thường trên ôtô hiện nay = -3o10o.

Nếu quay bánh xe quanh chốt chuyển hướng một góc 90o, thì sẽ phản ánh được góc  , trên đồng hồ. Nhưng thực tế khi kiểm tra, ta quay về hai phía một góc tổng công là 40o, nên người ta hiệu chỉnh thang đo để dánh giá đúng giá trị của góc  , . Khi cần chỉ cần quay bánh xe như trên để kiểm trạ

9.3.2 Xác định độ chụm của bánh xe

Độ chụm có thể kiểm tra trên thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng và thông qua giá trị lực trượt ngang để đánh giá độ chụm. Khi kiểm tra trị số hiển thị trên bảng điện tử thường nhỏ hơn 5mm. Nếu lớn hơn phải điều chỉnh lại độ chụm.

Có thể sử dụng thước để đo độ chụm. Việc đo độ chụm bằng thước có thể tiến hành như sau:

Hình 9.7 Kiểm tra độ chụm Hình 9.8 Điều chỉnh đô chụm

+ Để xe ở vị trí đi thẳng, trên đường phẳng.

song với mặt phẳng đỗ xe, đi qua tâm bánh xẹ

+ Điều chỉnh sợi dây xích (3) chạm đất, đánh dấu phấn vào vị trí hai vết tỳ (4) trên lốp, quan sát kim chỉ của thước khắc vạch (khoảng cách B).

+ Đẩy xe chuyển động về phía trước, giữ vô lăng cho xe chuyển động thẳng, sao cho dấu phấn về phía sau, đầu sợi xích (3) chạm đất, đo khoảng cách hai điểm đánh dấu phấn (khoảng cách A).

Độ chụm = A-B, làm như vậy nhiều lần lấy giá trị trung bình để đánh giá . Với ôtô con giá trị đúng của độ chụm = (1,5  3,5)mm, với ôtô vận tải

= (1,5  5)mm.

Nếu độ chụm không đúng qui định, thì phải tiến hành điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo ngang của hình thang láị

9.3.3 Chẩn đoán trên bệ đo trượt ngang bánh xe tĩnh và động

Khi bánh xe đặt nghiêng trên bề mặt đường, sẽ tạo ra lực ngang tác dụng lên mặt đường. Giá trị lực ngang phụ thuộc vào kết cấu của xe và được cho bởi nhà sản xuất. Việc đặt nghiêng bánh xe phụ thuộc vào thông số kết cấu của đòn dẫn động lái, góc nghiêng trục bánh xe, hệ thống treọ

Thiết bị đo lực ngang được gọi là thiết bị đo trượt ngang tĩnh bánh xẹ Thiết bị đo độ trượt ngang tĩnh có hai loại chính: loại một bàn trượt và loại hai bàn trượt.

Thiết bị đo độ trượt ngang một bàn trượt bao gồm: bàn trượt ngang đặt bánh xe, bàn trượt có thể di chuyển trên các con lăn trơn, nhưng bị giữ lại bởi gối tựa mềm biến dạng bằng lò xo cân bằng. Lực ngang đặt lên bàn trượt, do tải trọng của bánh xe sinh ra, gây lên biến dạng lò xo và làm dịch chuyển bàn trượt.

Cảm biến đo chuyển vị của lò xo và hiển thị giá trị trượt ngang.

Hình 9.9 Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ trượt ngang, loại một bàn trượt

Thiết bị hai bàn trượt ngang cho phép đo với chỉ thị độc lập của từng bánh xe, do đó có độ chính xác cao hơn.

Hình 9.10 Sơ đồ của thiết bị đo độ trượt ngang, loại hai bàn trượt

Thiết bị đo độ trượt ngang tĩnh bánh xe, chỉ thích hợp với việc chẩn đoán khi ôtô còn mới, độ mòn của các khâu khớp còn nhỏ. Nếu độ mòn của hệ thông lớn, các thiết bị này có kết quả không chính xác.

Thiết bị đo độ trượt ngang động bánh xe, có sử dụng thêm bộ gây rung điện khí nén hay thuỷ lực, tạo lên lực động theo phương ngang có tính chu kỳ, làm tăng độ nhạy của thiết bị.Thiết bị đòi hỏi thêm cụm xử lý tín hiệu và cho ra thông số đọ Sau khi xử lý xong số liệu, thiết bị ghi các số liệu trong quá trình rung. Các thiết bị đo động có khả năng thay thế thiết bị tĩnh, nhưng giá thành cao hơn.

Trên một số thiết bị thử phanh, có bố trí đồng thời thiết bị đo độ trượt ngang. Thiết bị này, đòi hỏi khi đo phải tuân thủ theo quy trình riêng. Chẳng hạn, khi đo độ trượt ngang bàn trượt được nâng lên, tách bánh xe khỏi tang trông của bệ đo, giá trượt được thay thế bằng con lăn có khả năng trượt sang bên, đồng thời khi thử phanh con lăn đóng vai trò bộ đo tốc độ bánh xẹ

Hình 9.11 Bệ đo phanh kết hợp với đo trượt ngang 9.3.4 Xác định các góc đặt bánh xe trên bệ thử chuyên dùng

Sự sai lệch các góc đặt bánh xe, còn do một số nguyên nhân khác. Việc chẩn đoán bằng các thiết bị ở trên có thể không phản ánh đúng trạng thái kết cấu đặt bánh xe tương quan với vỏ hoặc khung xẹ

phép xác định kết cấu góc đặt bánh xe chính xác hơn. Thiết bị bao gồm:

+ Các giá đo được lắp tại các bánh xe bằng các cơ cấu định vị chắc chắn trên vành bánh xẹ

+ Mặt phẳng thẳng đứng của giá chép nguyên dạng vị trí của bánh xẹ Trên giá có lắp bộ nguồn phát sáng bằng đèn Neon laser helium. Chùm tia sáng được phát ra thông qua hệ thống quang học định hướng truyền ánh sáng.

+ Phía trên có tủ máy gồm: cơ cấu thu nhận chùm tia sáng phát ra từ các giá đo tại bánh xe trước và sau; cơ cấu xác định vị trí chùm tia sáng Laser; các bộ phận chuyển đổi Digital nhằm số hoá các số liệu và vị trí; màn hình chỉ thị’ bàn phím giao tiếp, máy in kết quả, bộ nhớ động, bộ lưu giữ số liệụ

ISO 9001

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 78 - 83)