5.3.1 áp suất nén Pc
Đặc điểm của phương pháp
Nhóm bao kín buồng đốt gồm: piston, xi lanh, xéc măng, xu páp, đệm nắp máy, nắp máỵ Khi nhóm này không kín do mòn hoặc hỏng, sẽ làm áp suất cuối kỳ nén giảm.
áp suất cuối kỳ nén Pc, phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Độ kín của nhóm bao kín buồng đốt
+ Tỷ số nén của động cơ + Nhiệt độ của động cơ + Tốc độ động cơ
Đặc điểm của phương pháp này, là không cần mang tải cho động cơ. Đo Pc chủ yếu để đánh giá chất lượng sửa chữa động cơ. Dùng thông số Pc làm thông số chẩn đoán thì sẽ có sai số. Do đó, khi chẩn đoán phải dùng các thông số bổ xung để làm tăng độ chính xác cho kết quả chẩn đoán.
Phương pháp đo trên động cơ xăng
Dùng áp kế cầm tay có thang đo từ (10 16)at
Cho động cơ làm việc đến nhiệt độ quy định, tắt động cơ, tháo tất cả các buji của động cơ, Sau đó, đổ qua các lỗ buji khoảng 20cc dầu bôi trơn động cơ. Cám dụng cụ đo vào lỗ buji của xi lanh cần đo, cho máy khởi động làm việc để quay trục khuỷu của động cơ khoảng (10 12) vòng, đọc kết quả đo trên đồng hồ đọ Ngừng khoảng 2 phút, sau đó mới tiếp tục đo xi lanh khác của động cơ.
Phương pháp đo trên động cơ Diezel
Dùng áp kế cầm tay có thang đo (40 50) at
Cho động cơ làm việc đến nhiệt độ quy định, tắt động cơ. Sau đó, tháo vòi phun của xi lanh cần đo, nắp đầu đo vào lỗ vòi phun và khởi động lại động cơ. Điều chỉnh động cơ làm việc ở số vòng quay nhỏ nhất và ổn định. Đọc kết quả trên đồng hồ đọ Cần đo nhanh để tránh nóng dụng cụ đọ
Hình 5.2 áp kế cầm tay
a, Dùng cho động cơ xăng b, Dùng cho động cơ Diezel
Hiện nay có loại áp kế tự ghi trên băng giấy, để ghi lại kết quả của từng xi lanh để so sánh.
5.3.2 Chẩn đoán thông qua độ lọt khi xuống đáy các – te Đặc điểm của phương pháp
Đọ lọt khí các – te phụ thuộc vào:
+ Mức độ kín khít của nhóm piston – xi lanh – xéc măng
+ Tốc độ của động cơ + Nhiệt độ của động cơ
Mức độ lọt khí các – te, từ khi động cơ còn mới đến mức tới hạn thay đổi từ (10 đến 12) lần.
Mô tả dụng cụ
Thực chất là sử dụng dụng cụ đo lưu lượng, nhưng thang đo chỉ thị độ mở của cửa thông. Khi đo, điều chỉnh độ mở của cửa (5), để luôn luôn duy trì độ chênh áp giữa phần khoang đầu của dụng cụ và họng thông hơi của động cơ là 15mm cột nước. Xây dựng bảng chuẩn bằng lưu lượng kế chuẩn. Đồ thị chuẩn của dụng cụ thể hiện quan hệ độ mở cửa với lưu lượng khí. Đặc điểm của phương pháp này là rất chính xác, các sai số chế tạo đều được khử khi chuẩn dụng cụ. Sai số khi đo phụ thuộc vào sai số của lưu lượng kế chuẩn.
Hãng AVL (Cộng hoà áo), chế tạo thiết bị đo lọt khí các – te AVL442, sử dụng các ống đo lưu lượng khí qua tấm tiết lưu vơí cảm biến điện áp, với nhiều kích cỡ khác nhau, để phát hiện lượng khí lọt thấp nhất (0,2 lít/phút) đến cao nhất (2400 lít/ phút). Kết quả đo được số hoá.
Phương pháp đo
Khởi động động cơ, cho động cơ làm việc đến nhiệt độ quy định, cho động cơ làm việc với tải trọng quy định (nếu không đặt tải cho động cơ thì phải chấp nhận sai số khi đo). Nếu động cơ dùng phương pháp thông hơi các – te hở, thì phải nút lỗ thông hơi lạị Cắm đầu đo vào họng đổ dầu của động cơ. Muốn kiểm tra xi lanh nào thì đánh chết máy xi lanh đó. Không thay đổi độ mở cửa, nếu máy tốt thì độ lọt khí giảm. So sánh kết quả đo với bảng chuẩn để xác định trạng thái kỹ thuật của máỵ
Hình 5.3 Dụng cu đo lot khi cỏc te
1,2,3-lỗ đo chênh ap. 4-Năp cố định. 5- Nắp di động. 6- Cửa tiết lưụ 7-Tấm xoaỵ 8-Đường khí vàọ 9-Lỗ thoát khí phụ. 10- Vỏ dụng cụ. 11-Vành khắc độ lưu lượng. 12-Lò xọ 13-Đường khí rạ 14-Cửa thoát khí