Chẩn đoán động cơ thông qua sử dụng thiết bị chẩn đoán xách tay

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 36 - 39)

5.4.1 Công dụng của thiết bị chẩn đoán xách tay

Hiện nay, các thiết bị điều khiển điện tử ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên ôtô, máy kéọ Điều này làm cho việc kiểm tra, chẩn đoán của người thợ dựa vào kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn, thậm trí không thực hiện được.

Như ta đã biết, vai trò chính của ECU là nhận các thông tin đầu vào từ các cảm biến (sensors), tổng hợp và phân tích sau đó đưa ra các tín hiệu điều khiển tới các cơ cấu chấp hành (actuators). Ngoài chức năng trên ECU còn có chức năng nữa là chẩn đoán.

Chương trình chẩn đoán (diagnosls), có nhiệm vụ ghi lại tất cả các vấn đề hư hỏng của các cảm biến như ngắn mạch, hở mạch, các lỗi bên trong cảm biến và các hư hỏng khác của một số bộ phận của ôtô được ECU kiểm soát. ECU lưu lại tất cả các thông tin này, đưa lên gắc chẩn đoán và đèn “Check Engine”, để báo cho người sử dụng biết.

Thông qua việc kết nối với ECU qua giắc chẩn đoán, thiết bị chẩn đoán xách tay (thực chất là thiết bị đọc thông tin của ECU) có thể hiển thị tất cả các thông tin từ ECU:

+ Báo tất cả các lỗi, sự cố trong hệ thống được ECU lưu lại và đưa lên giắc chẩn đoán (chức năng quét lỗi)

+ Hiển thị tất cả các dữ liệu hiện tại của các cảm biến và các bộ phận khác được ECU quản lý, các thông tin điều khiển từ ECU đến các cơ cấu chấp hành.

+ Kiểm tra sự làm việc của các cơ cấu chấp hành. + Hiệu chỉnh và càI đặt lại cơ cấu điều khiển.

5.4.2 Một số loại thiết bị chẩn đoán xách tay

Có hai loại màn hình với phương pháp điều khiển khác nhau:

+ Loại điều khiển bằng phím án như máy tính thông thường (hình 5.4). Loại này sử dụng các tấm thẻ điện tử (Cad), có thể xác định các thông số chẩn đoán một hệ thống trên xẹ Như vậy, trong một thiết bị ngoại vi giao diện này, cần có số lượng thẻ tuỳ thuộc vào số lượng hệ thống có tự chẩn đoán.

Hình 5.4 Thiết bị chẩn đoán xách tay phím án như máy tính thông thường

+ Loại thực hiện điều khiển bằng phím ấn, có các phần tự chọn bằng cảm ứng nhiệt trực tiếp trên màn hình tinh thể lỏng.

Hình 5.5 Loại thíet bị chẩn đoán xách tay có các phần tự chọn bằng cảm ứng nhiệt trên màn hình tinh thể lỏng

a, Máy CARMAN SCAN II b, Máy CARMAN SCAN- VG

Cả hai loại này đều cho các MENU tuỳ chọn. Mọi trình tự thủ tục ra vào đều được các nhà sản xuất cài đặt sẵn, rất tiện lợi cho sử dụng khi cần biết về trạng thái kỹ thuật của ôtô.

Nhờ màn hình giao tiếp, công việc chẩn đoán thuận lợi, tốn ít thời gian và công sức và đảm bảo kết quả có độ tin cậy caọ

Chương 6

Chẩn đoán hệ thống điện

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 36 - 39)