Chẩn đoán chất lượng nguồn cung cấp điện

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 43 - 47)

6.2.1 Chẩn đoán chất lượng bình điện (ắc quy)

Trên ôtô, máy kéo hiện nay thường sử dụng bình điện loại a-xít. Loại bình điện này thường có các hư hỏng như sau:

+ Chai tấm cực, mất khả năng trao đổi điện tử và ion tạo lên phản ứng hoá học, bình điện không đảm bảo khả năng tích điện ở điện áp quy định.

+ Bong tróc các lớp bột chì và ôxit chì trên xương các bản cực, gây lên chạm mạch bên trong các ngăn của bìmh điện, làm mất khả năng tích điện của các ngăn, do đó điện áp của bình điện giảm, không đủ điện áp để thực hiện khởi động cơ.

+ Nồng độ dung dịch điện phân không đảm bảo quy định. Nếu nồng độ dung dịch quá cao, sẽ gây lên hiện tượng nóng các tấm cực khi phóng và nạp điện, gây lên tăng nhiệt độ của bình điện, làm cong vênh các tấm cực. Nếu nồng độ dung dịch điện phân quá thấp, sẽ gây giảm khả năng trao đổi điện tử và ion, dẫn tới giảm khả năng tích điện, suy giảm điện áp nạp cho bình điện.

+ Cong vênh các tấm cực do va đập hoặc nạp điện ở nhiệt độ cao hơn 50oC, dẫn tới chạm mạch bên trong bình điện.

+ Thiếu dung dịch điện phân, do quá trình bốc hơi nước, làm tiêu hao lượng dung dịch.

+ Han rỉ các đầu cực của bình điện, làm tăng điện trở ngoàị

+ Ngoài ra còn có các hư hỏng cơ học khác như mòn hoặc gãy các cực, nứt hay vỡ vỏ bình (những hư hỏng này dễ dàng nhận biết qua quan sát bên ngoài).

Các hư hỏng như đã nêu ở trên, có thể dễ dàng xác định bằng cách quan sát, đo điện áp của bình điện, đo nồng độ dung dịch điện phân.

Đo mức dung dịch điện phân

Công việc đo mức dung dịch điện phân, là công việc làm trước khi chẩn đoán bình điện.

Dùng ống thuỷ tinh hoặc thanh êbônít sạch, nhúng vào trong bình cho tới khi chạm tấm bảo vệ để kiểm tra mức dung dịch. Mức dung dịch hợp lý là mức cao hơn tấm bảo vệ từ (10 15)mm. Nếu thiếu thì phải đổ bổ xung, sau đó để bình điện ổn định từ (1  2) giờ sau mới được làm các công việc chẩn đoán tiếp theọ ở một số loại bình điện, có kẻ vạch ở thành ngang chỉ mức dung dịch, thì chỉ cần để bình điện ở vị trí bằng phẳng và dùng mắt kiểm tra, nếu mức dung dịch nằm ở giữa hai vạch là được.

Đo nồng độ dung dịch điện phân

Khi bình điện phóng điện, thì nồng độ dung dịch điện phân của bình sẽ giảm. Do đó, ta có thể dùng chỉ tiêu giảm nồng độ dung dịch để xác định mức phóng điện.

Hình 6.5 Kiểm tra bình điện

a, Đo mức dung dịch điện phân b, Đo nồng độ dung dịch điện phân c, Đo điện áp

Quan hệ giữa mức phóng điện, nồng độ dung dịch điện phân và điện áp của bình điện loại có điện áp định mức 12V, ở các chế độ: không tải, tải lớn nhất (khi khởi động động cơ) được nêu ở bảng dưới đây (nồng độ đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 15oC)

Bảng 6.1 Mức phóng điện tương quan với nồng độ dung dịch điện phân

Chế độ không tải Chế độ tải lớn nhất Mức phóng

điện Nồng độG/Cm3 Điện thế bìnhV Điện thế ngănV Điện thế bìnhV 0% 1,265 1,299 12,55 12,75 1,7 1,8 10,2 10,8 25% 1,235 1,265 12,35 12,55 1,6 1,7 9,6 10,2

50% 1,205 1,235 12,15 12,35 1,5 1,6 9,0 9,6

75% 1,170 1,205 11,90 12,35 1,4 1,5 8,4 9,0

100% 1,140 1,170  11,5  1,4  8,4

Dùng tỷ trọng kế loại có độ chính xác 0,01%, để đo nồng độ dung dịch điện phân. Chênh lệch nồng độ dung dịch điện phân của các ngăn không được vượt quá 0,02 G/Cm3.

Nêu nồng độ dung dịch điện phân trong bình điện quá thấp so với quy định thì có thể do các tấm cực bị chai cứng hoặc bình điện bị phóng điện quá mức. Sau khi đã nạp điện mà nồng độ dung dịch điện phân không tăng, thì ta kết luận là các tấm cực bị chai cứng.

Đo điện áp

Dùng đồng hồ chuyên dùng để đo điện áp. Nếu điện áp thấp, thì có thể do các tấm cực trong ngăn bị chai cứng, nồng độ dung dịch điện phân thấp, bình điện tự phóng điện.

Thử bình điện trên động cơ ở chế độ khởi động

Chuẩn bị mọi điều kiện để khởi động động cơ bằng bình điện. Dùng khoá điện để khởi động động cơ. Xem xét khả năng kéo tải của máy khởi động. Nếu máy khởi động quay động cơ với số vòng quay khởi động (120  400) v/ph, thì chứng tỏ bình điện tốt. Bình điện tốt, có thể khởi động động cơ (3 4) lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau khoảng 3 phút.

Chú ý: Không khởi động liên tiếp nhiều lần bằng bình điện, vì điều này dễ làm cong vênh các tấm cực và làm bình điện mau hỏng do quá tảị

6.2.2 Chẩn đoán máy phát điện xoay chiều

Hư hỏng thường gặp của máy phát điện

Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính: Stato, rotor, chổi than, các vi mạch và diot nắn dòng, bánh đaị Dòng điện từ các cuộn cảm đi qua các điot nắn dòng thành dòng điện một chiều cung cấp cho hệ thống.

Hư hỏng của máy phát điện xoay chiều thường gặp là:

+ Các ổ bi mòn do làm việc ở tốc độ cao, gây lên va chạm giữa rotor và stato, làm cho khe hở từ không ổn định, dẫn đến điện áp bị dao động và máy phát bị nóng.

+ Chổi than bị mòn, dẫn đến dòng kích từ yếu, làm giảm điện áp của máy phát, thậm trí nếu chổi than và cổ góp quá bẩn sẽ gây mất dòng kích từ và mất hẳn điện áp của máy phát.

+ Chạm mạch rotor, gây lên mất điện áp hoặc điện áp phát ra yếu, máy phát nóng.

Ngoài ra, còn có thể do trùng dây đai truyền động cho máy phát, gây trượt, ồn, giảm điện áp của máy phát khi động cơ làm việc ở chế độ vòng quay nhỏ.

Các hư hỏng trên có thể xác định thông qua độ ồn, nhiệt độ máy phát, điện áp phát ra của máy phát, khi máy phát làm việc ở các chế độ vòng quay khác nhaụ

Chẩn đoán máy phát điện xoay chiều

Hình 6.6 Máy phát điện xoay chiều

+ Kiểm soát tiếng ồn phát ra:

Nếu phát hiện máy phát có tiếng ồn khi làm việc, là do ổ bi đầu trục máy phát bị mòn, rơ, lỏng hoặcdây đai truyền động cho máy phát bị trùng.

+ Kiểm soát nhiệt độ của máy phát:

Kiểm soát nhiệt độ khi máy phát làm việc, bằng cảm nhận nhiệt hoặc bằng cách dung một ống nhỏ vài giọt nước trên vỏ ngoài của máy phát. Nếu có hiện tượng các giọt nước nhỏ vào bị sôi nhanh, thì chứng tỏ nhiệt độ của máy phát lớn hơn 100oC, nếu nước bốc hơi chậm thì chứng tỏ nhiệt độ bình thường.

+ kiểm tra điện áp khi máy phát làm việc:

Dùng Volmét, đo ở chế độ điện áp một chiều, xác định điện áp đầu ra của máy phát ứng với các chế độ làm việc của động cơ: tốc đọ chậm và trung bình. Điểm đo, một đầu nối với đầu dây ra của máy phát, đầu còn lại nối với vỏ của máy phát. Điện áp phải biến đổi đều đặn, khi thay đổi số vòng quay của động cơ. Nếu kim của Volmét dao động khi máy phát làm việc ở chế độ vòng quay ổn định, thì chứng tỏ chổi than bị mòn, cổ góp bị bẩn, dòng kích từ bị gián đoạn,

mạch nắn dòng bị hư hỏng.

Chú ý các trường hợp có thể làm cháy bộ nắn dòng: - Trước khi tháo máy không ngắt mạch ắc quỵ

- Tháo dây (+) của máy phát, khi khởi động độmg cơ.

- Cho máy phát làm việc khi chưa nối đủ dây vào bộ tiết chế. - Máy phát làm việc không luôn nối với phụ tảị

- Khi nạp ắc quy bằng nguồn điện ngoài không tháo ắc quy ra khỏi mạch điện của xe

- Đưa dòng điện một chiều khác vào khung xẹ

6.2.3 Chẩn đoán tổng hợp phần cung cấp điện

Các dấu hiệu chứng tỏ bộ tiết chế cung cấp điện áp quá cao:

+ Dung dịch điện phân của ắc quy luôn sôi và phun trào ra lỗ thông hơi ắc quỵ + Khi xe hoạt động liên tục từ (6 8) giờ, mà đồng hồ vẫn báo nạp liên tục. + Các bóng đèn chiếu sáng hay bị cháỵ

+ Xuất hiện nhiều cặn màu trắng trên giá đỡ ắc quỵ

Các dấu hiệu chứng tỏ bộ tiết chế cung cấp điện áp quá thấp:

+ Xe hoạt động liên tục mà ắc quy vẫn đòi nạp điện bổ xung.

+ Số vòng quay của máy khởi động giảm nhanh sau khi khởi động lần đầụ

Chẩn đoán qua đồng hồ báo nạp

Trên bảng tablo của ôtô, thường có đồng hồ báo nạp hoặc đèn báo nạp. Ta có thể sử dụng nó để chẩn đoán chất lượng của mạch điện cung cấp trên ôtô.

Thông thường, khi động cơ làm việc ở chế độ vòng quay thấp, đồng hồ báo nạp chỉ ở dưới vạch nạp (phóng điện) hoặc đèn báo nạp tắt. Khi tăng số vòng quay của động cơ, kim đồng hồ báo nạp phải dịch qua vạch báo nạp hoặc đèn báo nạp sáng. Giá trị báo nạp trên đồng hồ thường vượt quá điện áp của ắc quy từ (10 15)%. Khi động cơ liên tục làm việc với chế độ vòng quay định mức từ (6

8) giờ, thì kim đồng hồ báo nạp chỉ về vị trí 0 hoặc đèn báo nạp tắt.

Khi động cơ liên tục làm việc với chế độ vòng quay định mức từ (6 8) giờ, mà kim đồng hồ báo nạp vẫn chỉ về phía báo nạp, hoặc đèn báo nạp không tăt, chứng tỏ là bộ tiét chế không làm việc, điện áp máy phát thấp, ắc quy bị hỏng. Nếu kim đồng hồ luôn không dịch chuyển về vị trí báo nạp hoặc đèn báo nạp luôn không sáng, thì có thể do có hư hỏng ở đồng hồ hoặc đèn báo nạp, dây nối bị đứt hoặc bị chập, bộ tiết chế hoặc ắc quy bị hỏng.

Chương 7

Chẩn đoán hệ thống truyền lực

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ôtô cđ giao thông vận tải (Trang 43 - 47)