1- 22 3 3-D LOCK (ON) (OFF) UP D 33 22 1 2-1 Tốc độ
8.3 Đo hành trình bàn đạp phanh
Việc đo hành trình bàn đạp phanh, có thể tiến hành nhờ cảm nhận của con người điều khiển.Song để đảm bảo chính xác các giá trị này, có thể dùng lực kế để đo lực và thước đo chiều dài để đo hành trình bàn đạp, khi xe đứng tên trên nền đường.
Khi đo, cần xác định lực phanh lớn nhất tác động lên bàn đạp phanh, hành trình tự do của bàn đạp, khoảng cách từ chân bàn đạp tới sàn xe khi không phanh, hành trình toàn phần của bàn đạp.
Hành trình tự do của bàn đạp được đo với lực đặt lên bàn đạp nhỏ (20
50N), giá trị nhỏ là đối với xe ôtô con, giá trị lớn là đối với xe ôtô tảị Hành trình toàn phần được đo với lực đặt lên bàn đạp lớn (500 700) N – giá trị lớn cho xe tải, giá trị nhỏ cho xe con.
Lực phanh lớn nhất trên bàn đạp được đo bằng lực kế đặt trên bàn đạp ứng với khi đạp hết hành trình toàn phần.
Các giá trị đo được, phải đem so sánh với số liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, để xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống.
Khi hành trình tự do của bàn đạp quá lớn hoặc quá nhỏ, hành trình toàn phần của bàn đạp không đúng, chứng tỏ cơ cấu phanh bị mòn, có sai lệch tay đòn dẫn động phanh.
Nếu lực phanh lớn nhất trên bàn đạp quá lớn, chứng tỏ cơ cấu phanh bị kẹt, hoặc có hư hỏng trong phần dẫn động phanh.
Bảng 8.3 Một số số liệu hành trình bàn đạp phanh và phanh tay
Phanh chân Phanh tay Mác ôtô A B D Số tiếng “tách” HINO FC 34 70100 36 HINO FF 194204
KAMAZ 2030 100130 1030 Van khóa
HUYNDAI 1216
CROWN 16 125135 810
MAZDA 36 5070 47
TOYOTA
4WD 36 6070 57
Ghi chú: A là hành trình tự do (mm); B là khoảng cách tới sàn(mm); D là khỏang cách còn lại tới sàn (mm), B-D= hành trình toàn phần.
Thông thường trên phanh tay có cơ cấu cóc hãm. Vì vậy, khi cần xác định hành trình toàn phần và lực tác động lên tay kéo phanh, có thể dùng số lượng tiếng “tách” để xác định. Số lượng tiếng “tách” cho mỗi loại phanh, do nhà chế tạo quy định.