Thực hiện ghi chú trong Bộ pháp điển như thế nào?

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 37 - 39)

- Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này

44.Thực hiện ghi chú trong Bộ pháp điển như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP và Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư số 13/2014/TT-BTP, ghi chú là việc ghi rõ số thứ tự của điều trong văn bản được pháp điển; số, ký hiệu, tên, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và thời điểm có hiệu lực của văn bản.

Tại điều đầu tiên của văn bản được pháp điển vào đề mục thì phải ghi chú đầy đủ các thành phần nêu trên; đối với các điều tiếp theo, thì chỉ ghi chú số thứ tự của điều; số, ký hiệu, thời điểm có hiệu lực của văn bản. Ghi chú được đặt trong ngoặc đơn ở dòng kế tiếp sau dòng về tên gọi của điều trong Bộ pháp điển bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của điều được ghi chú.

Ví dụ :

Điều 44.7.PL.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Pháp lệnh số 03/2012/UBTVQH13 về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ngày 16/4/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013)

Điều 44.7.PL.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Pháp lệnh số 03/2012/UBTVQH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013)

(2) Các trường hợp ghi chú khác

- Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, bãi bỏ một phần thì bổ sung phần ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ; số; ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ và thời điểm có hiệu lực của văn bản.

Ví dụ 1: Điều 4.6.TT.1.5. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

(Điều 5 Thông tư 01/2010/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/03/2010, có nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 19/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/12/2011)

Ví dụ 2: Điều 4.4.LQ.7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

(Điều 7 Luật 65/2006/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Luật 20/2012/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

- Trường hợp nội dung của điều trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong đề mục bị hủy bỏ, bãi bỏ toàn bộ thì bổ sung phần ghi chú về nội dung hủy bỏ, bãi bỏ; số; ký hiệu của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ và thời điểm có hiệu lực của văn bản.

Ví dụ: Điều 28.6.LQ.36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản

trưng dụng bị hư hỏng

(Điều 36 Luật số 15/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009, có nội dung bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 211 Luật số 45/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014)

- Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, tiểu mục của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ tại các điều trong phần, chương, mục của đề mục.

- Trường hợp ghi chú đối với điều được pháp điển từ văn bản không được bố cục theo điều: việc ghi chú được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, số của điều xác định theo số của điều trong văn bản đã được bố cục lại.

Ví dụ: Điều 24.3.TL.1.1. Đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư liên tịch số 18/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BNNPTNT ngày 28/6/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg ngày 05/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/1999)

- Trường hợp ghi chú đối với điều về tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp của văn bản sửa đổi, bổ sung: việc ghi chú được thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, số của điều xác định theo số của điều trong văn bản sửa đổi, bổ sung

Ví dụ: Tại đề mục Phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 35/2013/TT-NHNN là văn bản thuộc nội dung của đề mục (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 31/2014/TT-NHNN), khi thực hiện pháp điển vào đề mục, điều về tổ chức thực hiện được ghi chú như sau:

Điều 22.6.TT.1.14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

(Điều 3 Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2014)

...

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 37 - 39)