Xây dựng lại đề mục như thế nào khi có văn bản mới thay thế một hoặc nhiều văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển?

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 46 - 48)

- Trường hợp 1: Điều trong đề mục có nội dung liên quan đến điều đã hết hiệu lực tại thời điểm pháp điển do được thay thế bởi điều khác thì thực hiện xác

52.Xây dựng lại đề mục như thế nào khi có văn bản mới thay thế một hoặc nhiều văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển?

hoặc nhiều văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 13/2014/TT-BTP, việc xây dựng lại đề mục khi có văn bản mới thay thế một hoặc nhiều văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển được thực hiện như sau:

- Trường hợp có văn bản mới thay thế một văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển thì phải thực hiện pháp điển lại theo quy định. Số

thứ tự của đề mục được giữ nguyên, tên đề mục là tên của văn bản mới.

- Trường hợp có một văn bản mới thay thế nhiều văn bản có tên được lấy làm tên các đề mục đã được pháp điển thì tên gọi của đề mục xây dựng lại là tên của văn bản mới thay thế đó. Số thứ tự của đề mục mới là số thứ tự thấp nhất của các đề mục bị thay thế.

Ví dụ: Đề mục “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” - đề mục số 1, chủ

đề số 44 được lấy tên theo tên Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2008); đề mục “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” - đề mục số 2, chủ đề số 44 được lấy tên theo tên Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (năm 2004). Năm 2015, Quốc hội thông qua Luật mới có tên là Luật Ban hành văn bản pháp luật thay thế Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, thì thực hiện pháp điển đề mục mới có tên là “Ban hành văn bản pháp luật” và số thứ tự của đề mục mới là “1”.

PHẦN THỨ HAI

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM

Giải thích từ ngữ

- Cơ quan: Là các bộ, ngành thực hiện pháp điển; - Đơn vị: Là các đơn vị thuộc bộ, ngành.

Chương I

TỔNG QUAN PHẦN MỀM PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 46 - 48)