Thực hiện chỉ dẫn trong Bộ pháp điển như thế nào?

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 39 - 41)

- Trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này

45.Thực hiện chỉ dẫn trong Bộ pháp điển như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, chỉ dẫn là việc chỉ ra các phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau. Tùy từng trường hợp, việc chỉ dẫn được thực hiện giữa

các phần, chương, mục, tiểu mục hoặc điều của Bộ pháp điển. Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, ngay sau nội dung được chỉ dẫn bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của nội dung được chỉ dẫn. Căn cứ kết quả xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện tại Điều 13 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp thực hiện việc chỉ dẫn trong Bộ pháp điển.

Theo đó, Điều 13 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định trong quá trình thực hiện pháp điển, cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau. Cụ thể:

- Trường hợp phần, chương, mục, điều của các văn bản được pháp điển có nội dung liên quan đến phần, chương, mục, điều của văn bản khác thì cơ quan thực hiện pháp điển ghi rõ số thứ tự, tên gọi của phần, chương, mục, điều, số, ký hiệu, tên gọi, ngày tháng năm ban hành của văn bản khác đó bằng chữ in nghiêng và được đặt trong ngoặc đơn vào cuối phần, chương, mục, điều của văn bản được pháp điển.

Ví dụ: Tại đề mục Hoạt động mỹ thuật, Điều 8 Nghị định số 113/2013/NĐ-

CP có nội dung liên quan đến một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, việc xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau được thực hiện như sau:

Điều 41.7.NĐ.8. Những hành vi bị nghiêm cấm

(Điều 8 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2013)

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm; Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng; Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm của Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan ban hành ngày 16/10/2013)

- Trường hợp phần, chương, mục hoặc điều của văn bản được pháp điển có nội dung liên quan đến phần, chương, mục hoặc điều của đề mục đã có trong Bộ pháp điển thì quan thực hiện pháp điển ghi rõ số thứ tự, tên gọi của phần, chương, mục hoặc điều của đề mục đó bằng chữ in nghiêng và được đặt trong ngoặc đơn, ở cuối phần, chương, mục, điều của văn bản được pháp điển.

Ví dụ: Tại đề mục Công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài, Điều 7 Nghị

định số 72/2000/NĐ-CP có nội dung liên quan đến một số điều đã có trong Bộ pháp điển, việc xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau được thực hiện như sau:

Điều 41.3.NĐ.7. Tổ chức, cá nhân muốn công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài phải gửi hồ sơđến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Hồ sơ gồm:

(Điều 7 Nghị định số 72/2000/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2000)

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41.3.NĐ.6. Thẩm quyền cho phép công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài được quy định như sau:; Điều 41.7.NĐ.15. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép triển lãm)

Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định: Căn cứ kết quả xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này, Bộ Tư pháp thực hiện việc chỉ dẫn trong Bộ pháp điển.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 39 - 41)