Phân cấp, phân quyền tài khoản sử dụng Phần mềm

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 48 - 49)

- Trường hợp 1: Điều trong đề mục có nội dung liên quan đến điều đã hết hiệu lực tại thời điểm pháp điển do được thay thế bởi điều khác thì thực hiện xác

2.Phân cấp, phân quyền tài khoản sử dụng Phần mềm

Thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội và Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển, Bộ Tư pháp đã xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng Phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống QPPL. Phần mềm này được triển khai sử dụng chung tại các bộ, ngành để xây dựng Bộ pháp điển điện tử theo quy định. Theo đó, Phần mềm có 3 cấp độ sử dụng chính gồm:

- Cấp 1: Tài khoản quản trị pháp điển quốc gia do Bộ Tư pháp quản lý

và sử dụng: Tài khoản này thực hiện chức năng quản trị chung Phần mềm; quản lý Bộ pháp điển điện tử, các chủ đề, đề mục của Bộ pháp điển; quản lý việc thẩm định kết quả pháp điển.

- Cấp 2: Tài khoản quản trị pháp điển tại các bộ, ngành: Tài khoản này

để thực hiện chức năng quản trị và phân công nhiệm vụ pháp điển theo thẩm quyền đến các đơn vị thuộc bộ, ngành.

Thông qua Tài khoản quản trị pháp điển quốc gia, Bộ Tư pháp cấp cho mỗi bộ, ngành 01 Tài khoản có chức năng quản trị và phân công nhiệm vụ pháp điển theo thẩm quyền đến các đơn vị thuộc bộ, ngành - Tài khoản quản trị tại bộ, ngành. Tài khoản này được giao cho đầu mối thuộc tổ chức pháp chế (đã cung cấp thông tin đến Bộ Tư pháp) của bộ, ngành trực tiếp quản lý và sử dụng để bảo đảm an toàn, thống nhất.

- Cấp 3: Tài khoản thực hiện pháp điển tại các bộ, ngành:

Trên cơ sở Tài khoản cấp 2, các bộ, ngành (tổ chức pháp chế) cấp và quản lý đối với Tài khoản thực hiện pháp điển của các đơn vị thuộc bộ, ngành mình (Tài khoản cấp 3). Tài khoản này dùng để quản lý và tác nghiệp thực hiện pháp điển theo mỗi đề mục (trường hợp cần thiết, các bộ, ngành có thể cấp cho đơn

vị trực thuộc 02 tài khoản cấp 3 và 4; Khi đó, Tài khoản cấp 3 dùng để quản lý, phân công, theo dõi việc pháp điển của đơn vị; Tài khoản cấp 4 dùng để tác nghiệp thực hiện pháp điển theo mỗi đề mục).

Từ Tài khoản quản trị pháp điển tại bộ, ngành, tổ chức pháp chế sẽ tạo các tài khoản trực tiếp thực hiện pháp điển tại bộ, ngành mình khi có yêu cầu. Đơn vị được giao trực tiếp thực hiện pháp điển gửi đề xuất cấp tài khoản (bằng văn bản) đến Đơn vị pháp chế và cung cấp thông tin về đầu mối sử dụng Tài khoản trực tiếp thực hiện pháp điển được cấp (họ và tên, đơn vị công tác, chức vụ).

+ Trường hợp chỉ cấp Tài khoản cấp 3: Tài khoản cấp 3 được cấp cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc bộ, ngành cấp vụ, cục, tổng cục. Khi đó, Tài khoản cấp 3 dùng để quản lý, phân công pháp điển văn bản và tác nghiệp thực hiện pháp điển theo mỗi đề mục được phân công cho đơn vị. Tài khoản này được giao cho đầu mối trực tiếp thực hiện pháp điển được đơn vị cung cấp thông tin khi đề xuât cấp tài khoản với tổ chức pháp chế.

+ Trường hợp cấp thêm Tài khoản cấp 4: Tài khoản cấp 4 được bộ, ngành cấp cho các đơn vị chuyên môn được giao trực tiếp thực hiện pháp điển trực thuộc cấp tổng cục của bộ, ngành (trường hợp tổng cục có nhiều đầu mối trực tiếp thực hiện pháp điển). Khi đó, tại cấp tổng cục có 01 Tài khoản cấp 3 là tài khoản dùng để quản lý, phân công, theo dõi việc pháp điển của đơn vị; Tài khoản cấp 4 dùng để tác nghiệp thực hiện pháp điển theo mỗi đề mục được phân công cho đơn vị thuộc cấp tổng cục. Tài khoản cấp 4 được giao cho đầu mối trực tiếp thực hiện pháp điển được cấp tổng cục cung cấp thông tin khi đề xuất cấp tài khoản với Tổ chức pháp chế của bộ, ngành.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-nghiep-vu-phap-dien (Trang 48 - 49)