Xây dựng quê hương Sáng Xanh Sạch Đẹp

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 52 - 54)

Báo cáo của UBND tỉnh An Giang cho thấy, tính đến cuối năm 2019, có 61/119 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 51,26%, bình quân toàn tỉnh là 15 tiêu chí/xã (tăng 8,74 tiêu chí/xã so với giai đoạn 2010 - 2015), trong đó có 11 xã đạt chuẩn trước lộ trình và không còn xã dưới 9 tiêu chí. An Giang cũng là tỉnh đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM (Thoại Sơn là huyện NTM và hai thành phố Long Xuyên, Châu Đốc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ công nhận). Để Chương trình tiếp tục được triển khai đồng bộ, mang lại lợi ích thiết thực và thành công, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đổi mới các hình

thức tổ chức kinh tế, liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể… phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, thêm 28 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; ít nhất 3 xã/huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 75% các ấp trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới đạt chuẩn Bộ tiêu chí ấp NTM kiểu mẫu. Từ nay đến năm 2025, có thêm 2 đơn vị cấp huyện là Chợ Mới và Châu Thành đạt chuẩn huyện NTM; ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; thu nhập bình quân khu vực nông thôn của các xã NTM đạt từ 65 triệu đồng/ người/năm; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân 0,5%/năm; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch 95%, nước hợp vệ sinh 100%...

Bên cạnh đó, giữ vững, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu theo quy định đối với những xã đã được công nhận, đảm bảo tính bền vững của Chương trình, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, văn hóa, y tế; tạo quỹ đất gắn với quy hoạch phát triển sản xuất, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gắn phát triển sản xuất với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn… Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện Đề án OCOP năm 2020, định hướng đến năm 2030, vừa giữ gìn, phát huy giá trị các sản phẩm đặc trưng, truyền

VMô hình “Cùng nông dân BVMT” tại ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành

MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

thống của địa phương, vừa góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân vùng nông thôn.

HND ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ THỂ

Để góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM, các cấp HND toàn tỉnh đã tích cực tham gia xây dựng cảnh quan môi trường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp bằng nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ba năm qua, HND tỉnh An Giang đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khoảng 9.400 lượt tiếp xúc, bàn bạc với người dân để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, thu hút 5 triệu lượt nông dân tham dự. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thông qua phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, các cấp HND đã vận động được trên 102 tỷ đồng, hơn 11.000 ngày công lao động, cùng các địa phương xây mới, tu sửa cầu cống; bê tông hóa và rải cát chống lầy 1.185 km đường giao thông nông thôn; nạo vét hơn 970 km kênh mương; xây mới, sửa chữa 349 căn nhà cho hội viên, nông dân… Qua đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về BVMT ngày càng được nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình xây dựng NTM của địa phương. Nhiều huyện đã chủ động huy động sự tham gia của các bên liên quan vào BVMT, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT; người dân không còn coi việc vệ sinh, cải tạo kênh mương, cống rãnh, ao hồ, trồng cây, cải tạo cảnh quan môi trường... là việc “phải làm”, mà là việc “cần làm” với sự tự nguyện và tinh thần trách nhiệm cao.

Đặc biệt, thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, năm 2019, HND tỉnh đã hỗ trợ cho HND các huyện thực hiện 8 mô hình thu gom rác thải, lắp đặt camera an ninh và đèn đường, với tổng kinh

phí 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân 10,89 tỷ đồng cho 291 hộ vay với 49 dự án (31 dự án trồng trọt (chiếm 63,3%); 11 dự án chăn nuôi (chiếm 22,4%); 7 dự án thủy sản (chiếm 14,3%)). Các cấp Hội cũng đẩy mạnh thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”, thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2019, đầu năm 2020, toàn tỉnh có 82.386 nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp xã là 53.486 nông dân (đạt 64,94%); cấp huyện là 20.244 nông dân (đạt 24,58%); cấp tỉnh 8.638 nông dân (đạt 10,5%); nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cho thu nhập lên đến vài trăm triệu đồng/năm.

Trên cơ sở nâng cao năng lực của nông dân trong phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất - kinh doanh, xây dựng mô hình trang trại, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian tới, UBND tỉnh An Giang sẽ tập trung đẩy mạnh liên kết giữa hội viên, nông dân với doanh nghiệp thông qua các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo thành mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và kết nối cung - cầu, vừa đáp ứng nhu

cầu thị trường, vừa đảm bảo đầu ra cho nông dân. Cùng với đó, Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hội viên, nông dân đang được triển khai đồng bộ tại phòng, ban trực thuộc tỉnh Hội và các huyện, thị, thành Hội cũng đã bắt đầu khai thác, sử dụng; trang mạng Zalo HND nhằm kết nối, chia sẻ thông tin với lực lượng nông dân giỏi, cũng đang phát huy hiệu quả, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho hội viên, nông dân, nhất là về giá cả thị trường, các chủ trương, chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Đây là điều kiện thuận lợi để HND tỉnh An Giang tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác BVMT, xây dựng NTM nói riêng và các hoạt động của Hội nói chung.

Có thể thấy, việc xây dựng cảnh quan môi trường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp đã mang đến luồng sinh khí mới cho tỉnh An Giang, khi người dân đồng lòng cùng thực hiện các biện pháp BVMT, thì môi trường nông thôn sẽ ngày càng được cải thiện. Phát huy những thành quả tốt đẹp đã đạt được, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, HND tỉnh sẽ tiếp tục nắm bắt, vận dụng tốt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đưa An Giang phát triển nhanh và bền vữngn

MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

Thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của Mặt trận, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tại Quảng Bình. Nhờ đó, nhận thức về BVMT được nâng lên, công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải được triển khai chặt chẽ, có hệ thống, với nhiều mô hình phát huy hiệu quả.

Theo số liệu của Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 466 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải bình quân chung của cả tỉnh đạt khoảng 77,4%. Trong đó, TP. Đồng Hới đạt tỷ lệ 94,2%, Lệ Thủy 81,8%, Quảng Ninh 75%, Quảng Trạch 72,7%, Bố Trạch 67,7%,   Tuyên Hóa 67,5%, Minh Hóa 59,3% và  thị xã Ba Đồn 82%. Toàn tỉnh có 13 bãi chôn lấp chất thải rắn, hiện tại chỉ có 8 bãi chôn lấp đang hoạt động; 5 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 2 Nhà máy xử lý rác thải, 1 lò đốt CTRSH

Phát huy hiệu quả công tác thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại nguồn ở

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 52 - 54)