Gìn giữ màu xan hở các buôn làng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 59 - 61)

buôn làng Tây Nguyên

VNếp nhà rông bên dáng cây cổ thụ

ThS. TRẦN NGUYỄN PHƯƠNG ANH

Học viện Chính trị khu vực III

MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

dòng suối với quan niệm, 2 cây cổ thụ ở hai bên bờ suối như những cái trụ tự nhiên vững chắc nhất để làm cầu treo qua suối. Đầu cầu treo phía làng cư trú là bến nước, có bóng cây xanh mát, là nơi hẹn hò đôi lứa, bà con gặp gỡ sau một ngày lên nương làm rẫy và nghỉ ngơi thư thái sau giờ lao động mệt mỏi.

Tại huyện Đăk Cơ (Gia Lai) có cây đa làng Ghè là cây cổ thụ - Nơi sinh hoạt lễ hội của bà con trong làng; buôn làng người Xơ-đăng, Ba Na sinh sống gần Thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cũng gìn giữ được cây đa gần cầu treo Kon Klor, kết hợp với nét đẹp của nhà Rông, là địa điểm lý tưởng tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống và sự kiện giao lưu văn hóa. Ở Đăk Lăk, rừng cây cổ thụ trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại nằm giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột được ví như “lá phổi xanh” của thành phố, nơi đây tồn tại nhiều cây cổ thụ dáng cao vút, thân đồ sộ, là biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, rừng núi. Đặc biệt, hai cây long não hơn 100 năm tuổi phía trước Biệt Điện đã được công nhận là Cây Di sản vào năm 2014 cùng với cây Bồ Đề ở buôn Yang Lành (huyện Buôn Đôn); tổ hợp cây sanh, cây si nghìn gốc độc nhất vô nhị ở Buôn Đôn cũng là tặng vật của tạo hóa, đã được khai thác du lịch hiệu quả. Ngoài ra, còn phải kể đến 3 cây đa cổ thụ ở xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông), nằm bên hồ Tà Đùng, thu hút nhiều lượng khách đến tham quan.

TIẾP TỤC GÌN GIỮ

Trước sự bùng nổ kinh tế - xã hội, giao thoa văn hóa, rất nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảnh quan môi trường sinh thái. Đặc biệt, những năm qua, công tác tái định canh định cư, xây dựng nông thôn mới (NTM) được thực hiện nhiều ở Tây Nguyên, trong đó có khu vực miền núi. Quá trình chuyển cư, chuẩn bị mặt bằng chưa tốt nên một số nơi chưa tận dụng và phát huy được hiệu quả Di sản xanh để tái tạo cảnh quan cũng như môi trường sống phù hợp với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, nếp sống văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. Bên cạnh đó, trên địa bàn liên tục xảy ra các vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép quy mô lớn. Ðiều đáng nói, lâm tặc ngang nhiên đột nhập các vườn quốc gia, khu bảo tồn, rừng tự nhiên và vùng giáp ranh giữa các tỉnh để khai thác gỗ, trong đó có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Mặc dù,

chính quyền và ngành chức năng các tỉnh trong khu vực đều ký quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, truy quét nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép nhưng trên thực tế, việc thực hiện quy chế phối hợp chưa thật sự thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả.

Vì vậy, thời gian tới, trong công tác định canh định cư, xây dựng NTM, chính quyền địa phương cần khuyến khích bà con duy trì lối sống gần gũi với thiên nhiên, khi chọn nơi lập làng mới phải chú trọng đến yếu tố môi trường, không chỉ bảo đảm nguồn nước mà cần giữ lại những cây cổ thụ đặc trưng, bên cạnh việc kế thừa vốn Di sản xanh sẵn có từ rừng đại ngàn, nên trồng thêm các loại cây bóng mát, ăn quả, lấy gỗ; nghiên cứu xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, tạo sân chơi thoáng mát cho trẻ em ở khu vực có cây cổ thụ… Bởi duy trì lối sống dựa vào thiên nhiên, BVMT sẽ khiến cho bà con nơi đây hiểu được, bóng mát của cây chở che cho con người và chính con người lại thổi hồn vào cây, mang cho cây sự “linh thiêng” để trường tồn, qua đó, người dân vẫn hòa nhập, phát triển kinh

tế nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa cổ xưa, giữ được những cánh rừng cổ thụ giàu giá trị đa dạng sinh học.

Cùng với đó, chính quyền sở tại và các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, điều tra, thống kê, khoanh vùng các cây cổ thụ, Cây Di sản đã được công nhận để có phương án bảo vệ, chăm sóc; khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục công nhận thêm nhiều Cây Di sản; có biện pháp xử lý nghiêm đối với mọi hình thức mua bán, chặt phá trái phép. Đồng thời, lên kế hoạch xây dựng các làng đồng bào dân tộc thiểu số thành các khu dân cư có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; có hàng rào, vườn rau, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường... nhằm gìn giữ được bản sắc và cốt cách của làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, bởi bảo tồn Di sản xanh là trực tiếp bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học - cái vốn quý nhất của sự sống, vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa nâng cao giá trị của các di tích lịch sử văn hóa địa phươngn

VCây đa làng Ghè ở huyện Đăk Cơ (Gia Lai) là nơi sinh hoạt lễ hội của bà con trong làng

MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn số 3575/UBND-KT về việc đăng ký mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TP, giai đoạn 2021 - 2025 gửi Bộ NN&PTNT.

Thực hiện các tiêu chí NTM theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, những kết quả nổi bật mà TP đã đạt được: Khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập nông thôn và thành thị dần thu hẹp; TP không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, chuẩn nghèo TP được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm; Năng suất lao động khu vực nông thôn được cải thiện; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm khoảng 900 ha/năm, số hộ nông - lâm - ngư nghiệp bình quân giảm 6,38%/năm; Phong trào “TP chung sức xây dựng NTM” được cả hệ thống chính trị, cộng đồng hưởng ứng thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực; Kết nối tiêu thụ nông sản; kết nối liên kết sản xuất giữa “Hộ nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp” được tập trung thực hiện; Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị thu hút đông đảo người dân tham gia thực hiện có hiệu quả…

Kết quả cụ thể, TP. Hồ Chí Minh đã có 54/56 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 50/56 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 3/5 huyện gồm Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM (đến cuối năm 2020 sẽ được công nhận thêm huyện Cần Giờ).

Giai đoạn 2021 - 2025, TP phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, các xã còn lại đã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

Bên cạnh đó, TP phấn đấu 5 huyện đạt chuẩn NTM, công nhận thêm huyện Bình Chánh, trong đó có 1 huyện được công nhận huyện NTM nâng cao và kiểu mẫu. Ở cấp TP,

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 59 - 61)