Quảng Bình
tại xã Tiến Hóa với công suất 330 kg/giờ.
Để quản lý chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng, UBND tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp và đạt những kết quả đáng ghi nhận. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về môi trường, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để triển khai thi hành phân loại CTRSH như: Chỉ thị số 17/ CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý CTRSH; Quyết định số 03/2018/QĐ- UBND ban hành Quy định về quản lý CTRSH; Kế hoạch số 1260/KH-UBND thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh… Các văn bản này góp phần giải quyết đồng bộ từ khâu phân
loại tại nguồn đến thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH với mục tiêu xử lý triệt để CTRSH, tăng tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại tỉnh Quảng Bình, đặc biệt, đã xác định được trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, cá nhân liên quan đến việc quản lý CTRSH có tính đến hiệu quả triển khai thi hành trên thực tế. Qua đó, cơ sở hạ tầng xử lý rác thải từng bước được quan tâm đầu tư, mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường ở các địa phương ngày càng được mở rộng và phát triển về số lượng cũng như chất lượng.
Hàng năm, UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Người cao tuổi, Hội Doanh nghiệp của tỉnh tổ chức hơn 10 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT cho các tổ chức, cá nhân, với 100 - 150 người/ lớp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT; thi sân khấu hóa, thông qua các hệ thống thông tin truyền thông như: Mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường, tuyên truyền qua loa phát thanh, đài, báo, treo băng rôn (1 - 2 đợt/năm); tổ chức Lễ mít tinh và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5…; chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục “Điều được và chưa được về môi trường trong xây dựng
VMô hình tổ tự quản thu gom rác hoạt động hiệu quả tại xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn)
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN
Nông thôn mới (NTM)” và “Công tác xử lý CTRSH ở địa bàn dân cư” nhằm nâng cao nhận thức BVMT sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân… Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được lồng ghép với công tác quản lý và được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, ý nghĩa, thiết thực, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về BVMT.
Đáng chú ý, gần đây, việc triển khai, áp dụng các mô hình thu gom, xử lý rác thải thí điểm tại hộ gia đình theo nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đóng vai trò quan trọng trong quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân loại rác thải tại nguồn, giảm đáng kể lượng rác thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý. Cụ thể, các mô hình này đã góp phần đưa tỷ lệ rác sinh hoạt nông thôn được thu gom đạt khoảng 69,4%, phân loại tại nguồn đạt 30%; 12 lò đốt rác thải cấp xã trở lên và 16 mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn hoạt động có hiệu quả, bền vững... Các mô hình này cũng đã góp phần giảm áp lực ngân sách chi trả cho công tác vận chuyển, xử lý và giải quyết được một phần bức bách về ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Cùng với đó, công tác BVMT trong xây dựng NTM đã góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư một cách rõ nét; công tác vệ sinh môi trường có chuyển biến tích cực, dần hình thành ý thức BVMT trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, áp dụng các mô hình thu gom, xử lý rác thải thí điểm tại hộ gia đình theo nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hiện chỉ mới được áp dụng đối với hộ nghèo và cận nghèo, nên gây khó khăn trong việc triển khai nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh. Trong khi đó, công tác xã hội hóa việc thực hiện tiêu chí BVMT ở một số địa phương hiệu quả chưa cao nên chưa huy động được nguồn lực và sự tham gia tích cực của người dân. Một số địa phương còn thụ động trong việc quản lý, xử lý các vấn
đề môi trường phát sinh trên địa bàn; chưa chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Công tác quản lý chất thải rắn tại một số địa phương còn bất cập, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Việc bố trí nguồn lực cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải còn hạn chế nên tỷ lệ thu gom xử lý rác thải tại một số huyện còn thấp. Hạ tầng môi trường xử lý rác thải đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi các dự án đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa triển khai còn chậm. Trên địa bàn hiện chưa có cơ sở, tổ chức thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại nên chưa chủ động giải quyết được chất thải nguy hại phát sinh...
Nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả các mô hình thu gom, xử lý rác thải thí điểm tại hộ gia đình theo nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục nhân rộng triển khai thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm phân loại rác tại nguồn; hướng dẫn thực hiện, duy trì và phát huy hiệu quả mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình; xây dựng và triển khai mô hình xử lý rác ứng dụng công nghệ cao, tái sử dụng chất thải tạo ra năng lượng ứng dụng vào đời sống, giảm dần và tiến tới chấm dứt công nghệ đốt bằng lò đốt độc lập, chôn lấp.
Để góp phần làm được điều đó, cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường trong xử lý rác thải; tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác BVMT, nhất là việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; triển khai các mô hình đồng bộ hóa trang thiết bị từ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, kết hợp với nâng cao hiệu quả quản lý bằng việc chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt, giám sát thực hiện mô hình nhằm đem lại hiệu quả thiết thực. Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến huyện, xã; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức người dân trong thực hiện các giải pháp về BVMT tại khu dân cư và trong đời sống hàng ngày...
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Quảng Bình đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài rất lớn. Kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển nhưng cùng với đó là các vấn đề về môi trường được đặt ra. Do đó, việc khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Đồng thời, BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, từng cá nhân phải nhận thức được trách nhiệm và cùng chung tay BVMT, mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực, cũng như nâng cao hiệu quả công tác BVMT nói chung và công tác xử lý CTRSH nói riêng, tiến tới từng bước ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trườngn
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN