Cây xanh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 56)

NGUYỄN NGUYÊN CƯƠNG

Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường

Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường đưa ra bản thống kê hàng trăm loài cây với nhiều nhóm loài có công dụng khác nhau. Cây xanh bóng mát Hà Nội được trồng qua nhiều năm, chủ yếu tập trung từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, bởi vậy cây trồng nơi đây có những đặc điểm riêng.

Cây xanh bóng mát ở Hà Nội có sự đa dạng về loài, có khoảng 180 loài. Số loài cây này được trồng trên các đường phố, công viên, vườn hoa, vườn dạo và trong các khuôn viên cơ quan, gia đình. Trong khi đó, cả nước thống kê 231 loài được trồng làm cây bóng mát. Trong số loài cây trồng ở Hà Nội có

ngành hạt trần: 11 loài; ngành hạt kín: 161 loài; lớp 2 lá mầm: 153 loài; lớp 1 lá mầm: 8 loài. Phần lớn, các loài là cây bản địa có nguồn gốc trong nước, trong số loài cây trồng có 38 loài cây được du nhập từ nước ngoài vào trồng ở Việt Nam. Trong đó có thể kể ra một vài loài cây xuất xứ từ châu Phi như xà cừ, chẹo, cau bụng; châu Úc có bạch đàn, keo, phi lao; châu Mỹ có phượng vĩ; xuất xứ từ vùng ôn đới có bách tán, trắc bách diệp, ngân hoa.

Ngoài ra, cây xanh bóng mát Hà Nội còn có sự phong phú về số lượng cây với gần 100 nghìn cá thể cây được trồng trên hơn 500 đường phố gồm phố cổ, phố cũ và những đường lớn mới mở. Hà Nội hiện có khoảng 44 công viên, vườn hoa với tổng diện tích 157 ha kể cả mặt nước. Hà Nội còn có dải cây xanh ven sông Tô Lịch với chiều dài gần 20 km và trên 2 vạn cây được thống kê, sau thời gian kè sông số lượng cây bị chặt bỏ và giảm đi khá nhiều.

Cây xanh Hà Nội đặc biệt đang tồn tại hàng trăm cây cổ thụ. Cây cổ thụ Hà Nội được xác định là những cây gỗ sống lâu năm, từ 100 tuổi trở lên. Đây là những cây có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh và là “nhân chứng” qua các thời kỳ phát triển lịch sử của Hà Nội. Hầu hết, những cây cổ thụ đều gắn liền với quá trình xây dựng trùng tu, tôn tạo các đình, đền, chùa và quá trình phát triển đô thị của Hà Nội những năm cuối thế kỷ XIX. Cây cổ thụ còn có giá trị về mặt thẩm mỹ, dáng cây cao lớn, uy nghi, rêu phong

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)