hậu (BĐKH), đảm bảo an ninh môi trường quốc gia. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ một cách hiệu quả không chỉ góp phần giữ “lá phổi xanh” mà còn tạo động lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế trong quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cho thấy, các ban quan lý và chủ rừng phòng hộ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc duy trì hoạt động và quản lý bền vững diện tích rừng được giao.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG RỪNG PHÒNG HỘ THỐNG RỪNG PHÒNG HỘ
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho đến nay, Việt Nam đang có khoảng 4,64 triệu hecta rừng phòng hộ, bao gồm 3,84 triệu hecta rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn chiếm 92,5% và các loại hình khác như rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay chiếm 1,1%; chắn sóng ven biển chiếm 2%; rừng BVMT chiếm 4,4%. Hiện nay, đa số diện tích này được quản lý bởi 231 Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ thuộc các cấp khác nhau. Bên cạnh đó, có số diện tích nhỏ với khoảng trên 330 nghìn hecta đang được cộng đồng, các hộ gia đình, lực lượng vũ trang và các bên khác quản lý.
Rừng phòng hộ đặc trưng bởi tính đa mục đích, đảm nhận các chức năng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai và điều hòa khí hậu; đồng thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đời sống cộng đồng gần rừng. Song những năm trở lại đây, lũ ống, lũ quét trở nên bất thường và rất đáng lo ngại, đặc biệt tình hình mưa lũ ở miền Trung vừa qua đã gây hậu quả nghiêm trọng, một phần
do quá trình BĐKH toàn cầu nhưng quan trọng nhất chính là nguyên nhân do nạn phá rừng gây ra. Do đó, việc bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có ý nghĩa quan trọng trong BVMT, nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường an ninh sinh thái.
Để bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Chính phủ ban hành nhiều chính sách phát triển rừng phòng hộ, kết hợp với sự vào cuộc các cấp chính quyền địa phương cùng chủ rừng bước đầu đã đạt được
GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH
kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, chất lượng rừng, tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân ở những khu vực có rừng… Tuy nhiên, hệ thống rừng phòng hộ đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo cho tính toàn vẹn về diện tích và chức năng sinh thái, xã hội. Diện tích rừng phòng hộ đang dần bị mất đi, thảm thực vật bị chia cắt, phân mảnh, ĐDSH bị suy thoái, dẫn tới chất lượng rừng suy giảm. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép đang tiếp diễn và ngày càng có xu hướng phức tạp, đặc biệt là các khu tiếp giáp hồ chứa, đường giao thông, sản xuất nông nghiệp.
Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nhiều dự án phát triển chưa chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, suy giảm chất lượng rừng, gây nguy cơ sạt lở rừng ngày một tăng cao. Tại một số địa phương ven biển đặt mục tiêu phát triển kinh tế nên đã chuyển đổi đai rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát thành khu chế xuất, nghỉ dưỡng… dẫn đến đai rừng giảm về diện tích, hạn chế chức năng phòng hộ vốn có.
Các BQL và chủ rừng phòng hộ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc duy trì hoạt động và quản lý bền vững diện tích rừng được giao. Diện tích và chất lượng rừng phòng hộ ở nhiều địa phương có xu hướng giảm sút, bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trong khi năng lực và đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất nhiều bất cập. Bên cạnh đó là nhiều hạn chế khác về chính sách hưởng lợi từ việc quản lý bảo vệ rừng để tạo động lực cho việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, phát triển rừng trồng và đảm bảo đời sống kinh tế bền vững cho cộng đồng sống gần rừng nhằm giảm áp lực lên diện tích rừng phòng hộ.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CHO HỆ THỐNG RỪNG PHÒNG HỘ HỆ THỐNG RỪNG PHÒNG HỘ
Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc củng cố, mở rộng, làm giàu hệ thống rừng phòng hộ hiện có, trong đó đặc biệt cân nhắc việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên, phòng hộ sang các mục đích sử dụng nông nghiệp, sản xuất khác. Đồng thời, ngành Lâm nghiệp và các đơn vị chức năng cần thực hiện một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phục hồi nhằm đảm bảo an ninh môi trường.
Chính sách và quản lý rừng phòng hộ
Xây dựng nội dung Chiến lược phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến 2040. Đồng thời, xác lập quyền sở hữu cho chủ rừng, trong đó thực hiện giao đất, giao rừng cho các BQL rừng phòng hộ; Xác định rõ ranh giới trên bản đồ, cắm mốc ngoài thực địa để phục vụ công tác quản lý rừng, theo dõi, thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý rừng theo lô, khoảnh, tiểu khu rừng; Củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các BQL rừng phòng hộ đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ rừng phòng hộ. Đây là vấn đề quan trọng để hỗ trợ các BQL và hệ thống quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động công ích. Rà soát, điều chỉnh đơn giá dịch vụ môi trường rừng, mở rộng các hoạt động dịch vụ theo từng giai đoạn hợp lý để tăng nguồn thu cho các BQL rừng phòng hộ. Xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư cho hệ thống rừng phòng hộ như Dự án quản lý bảo vệ rừng; Dự án đầu tư hạ tầng, cắm mốc ranh giới; Dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và đầu tư thiết bị quản lý bảo vệ rừng...
Khoán bảo vệ, cho thuê và sử dụng môi trường rừng
Triển khai tốt Quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở cộng đồng dân cư thôn, trong đó có quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi tham gia bảo vệ rừng. Xây dựng, ban hành và hướng dẫn cụ thể về khung hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nhân rộng các mô hình tổ chức nhà nước giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản. Rà soát các diện tích rừng phòng hộ chưa có chủ quản lý hoặc đang tạm thời giao cho các cơ quan, tổ chức nhà nước quản lý để chuyển giao cho các BQL rừng phòng hộ, hoặc giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý.
Đẩy mạnh khoa học và công nghệ
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và làm giàu rừng phòng hộ. Ứng dụng kết quả nghiên cứu về cơ cấu giống cây trồng và kỹ thuật lâm sinh cho việc phục hồi, phát triển hệ thống rừng phòng hộ theo các vùng sinh thái. Phát triển diện tích lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt các lâm sản ngoài gỗ có tính dược liệu quý để nâng cao thu nhập cho chủ rừng. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học lâm nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tiên tiến, công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) áp dụng hiệu quả trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH làm cơ sở xây dựng bộ công cụ kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng rừng, chất lượng công tác quản lý bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ tài nguyên rừngn
GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH