Công nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 25 - 28)

ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển các ngành công nghiệp là các vấn đề về môi trường. Các loại hình chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp tác động hầu hết đến các yếu tố, thành phần môi trường, bao gồm: Đất, nước, không khí và cảnh quan sinh thái. Trong đó, nước thải là một trong các loại hình chất thải công nghiệp gây tác động lớn nhất đến môi trường nói chung, đặc biệt là môi trường nước nói riêng.

m3/ngày, đêm… Tại các địa phương có số lượng KCN lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh, tỷ lệ doanh nghiệp có hệ thống XLNT tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đạt 100%. Nhìn chung, nhiều địa phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn, một số địa phương đã bước đầu thực hiện việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư thông qua việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Đối với các cơ sở sản xuất, nhà máy riêng lẻ, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước hiện đang được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc quản lý, xác nhận hoàn thành công trình BVMT và cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Nước thải phát sinh từ các

CCN: Báo cáo Hiện trạng môi

trường quốc gia năm 2018 Chuyên đề: Môi trường nước lưu vực sông cũng cho thấy, hiện trên toàn quốc có khoảng gần 700 CCN đi vào hoạt động,

số lượng CCN lớn gấp đôi số lượng KCN, lượng nước thải phát sinh rất lớn. Tuy nhiên, số lượng CCN có hệ thống XLNT tập trung lại ít hơn nhiều so với các KCN (chỉ có khoảng hơn 110 CCN có hệ thống XLNT tập trung). Hầu hết, hạ tầng thu gom nước thải của các CCN không đồng bộ, đây cũng là vấn đề khó khăn trong việc đầu tư hệ thống XLNT tập trung. Có thể nói, vấn đề thu gom, xử lý, kiểm soát nước thải của các CCN đang là vấn đề cấp bách hiện nay để có thể giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.

Nước thải phát sinh từ các làng nghề tiểu thủ công

nghiệp: Nước thải làng nghề

là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường nước khu vực nông thôn, nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và tác động trực tiếp đến nguồn nước trong hệ thống kênh, rạch, sông, suối gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ trên các lưu vực sông và đang là mối đe dọa đến sức khỏe của người dân. Các làng nghề nhìn chung đều có quy mô sản xuất nhỏ, trình độ, thiết bị, công nghệ sản xuất

TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN

lạc hậu. Nhiều làng nghề có loại hình sản xuất phát sinh nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, chất độc hại như các làng nghề tái chế giấy, kim loại, nhựa, thuộc da, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, hầu hết, hệ thống hạ tầng tiêu thoát nước thải tại các làng nghề đều không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và đều không có hệ thống XLNT tập trung. Một số ít làng nghề có hệ thống nhưng việc duy trì vận hành không hiệu quả do không đủ nguồn kinh phí và hệ thống thu gom không đáp ứng nhu cầu thu gom nước thải để xử lý .

Nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất

phân tán: Nguồn nước thải từ các nhà máy, xí

nghiệp không nằm trong các KCN, CCN chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng lượng nước thải hàng ngày phát sinh trên toàn quốc, nhiều cơ sở nước thải có mức độ ô nhiễm cao như các nhà máy sản xuất giấy, sản xuất hóa chất, chế biến khoáng sản, chế biến thực phẩm… Trong số này, chỉ có các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và tương đối lớn có đầu tư hệ thống XLNT đáp ứng yêu cầu XLNT, tuy nhiên công tác vận hành hệ thống chưa hiệu quả dẫn tới chất lượng nước thải chưa đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận, hoặc hệ thống hay xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Thời gian qua, nhiều sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các cơ sở sản xuất phân tán này xả trực tiếp nước thải vào nguồn nước. Nguyên nhân là do tình trạng chất lượng nước thải của một số cơ sở này không ổn định, hệ thống XLNT tập trung vận hành chưa hiệu quả, mạng lưới thu

gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải, XLNT chưa được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; nhiều doanh nghiệp chưa có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Một số doanh nghiệp dù đã xây dựng hệ thống XLNT tập trung, nhưng lượng nước thải thu gom ít, không đủ để vận hành thường xuyên; công tác dự báo phát sinh nước thải, xây dựng hệ thống XLNT chưa sát với tình hình thực tế, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Trong các ngành sản xuất công nghiệp thì các ngành phát sinh lượng nước thải lớn và có nồng độ các chất ô nhiễm cao, gồm: Sản xuất giấy; dệt nhuộm; thuộc da; sản xuất kim loại; chế biến cao su; chế biến thực phẩm, thủy sản. Đây là các loại hình nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước lớn. Khi nước thải thường xuyên không được xử lý đáp ứng yêu cầu sẽ gây suy thoái nguồn nước một cách nhanh chóng, hệ sinh thái

thủy sinh cũng bị suy giảm trầm trọng. Khi có sự cố hoặc nước thải không được xử lý, xả trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, các loài thủy sinh vật sẽ bị tiêu diệt vì hàm lượng chất ô nhiễm tăng cao đột ngột trong môi trường nước. Nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái do nước thải của các ngành sản xuất này sẽ rất khó để phục hồi. Do vậy, đây là các ngành cần đầu tư hệ thống XLNT với công nghệ hiện đại và phải kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận hành để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý luôn đạt yêu cầu và giảm thiểu các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT, Bộ TN&MT đã đặt nhiệm vụ kiểm soát nước thải của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu. Trong đó, một số công tác đã được Bộ tập trung nguồn lực để thực hiện như: Thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ ngày, đêm trở lên trên phạm vi cả nước; rà soát đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp BVMT của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải; lập danh mục các nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt để có giải pháp cải thiện, phục hồi. Đồng thời, thúc đẩy việc lắp đặt hệ thống quan trắc, giám

VNhiều KCN trên cả nước đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục góp phần giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN

sát tự động các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước theo hướng xã hội hóa. Đầu tư hạ tầng kết nối dữ liệu quan trắc nước thải tự động từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý môi trường địa phương và Trung ương; xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây ô nhiễm nguồn nước. Công bố công khai các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông để tạo áp lực xã hội đối với hình ảnh của các doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để thu hút cộng đồng, người dân trong việc phát hiện các hành vi xả nước thải gây ô nhiễm nguồn để xử lý kịp thời các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước ngay từ khi mới xuất hiện.

Bộ cũng đặt mục tiêu trong những năm tới sẽ kiểm soát được lượng nước thải công nghiệp, bao gồm nước thải từ các KCN, CCN, làng nghề và các cơ sở sản xuất công nghiệp đơn lẻ trên toàn quốc. Để đạt được mục tiêu này, cần triển khai một số giải pháp như:

Một là, hoàn thiện chính sách pháp

luật về BVMT nước. Bộ TN&MT đang hoàn thiện Dự án Luật BVMT (sửa đổi), trong đó bổ sung các quy định nhằm quản lý, kiểm soát hiệu quả nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp từ giai đoạn xem xét chủ trương đầu tư dự án đến giai đoạn vận hành dự án. Rà soát, điều chỉnh, hoặc ban hành quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với nước thải công nghiệp phù hợp với thực tiễn… Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp phù hợp với công nghệ XLNT của các ngành sản xuất hiện nay và việc áp dụng quy chuẩn cần xem xét áp dụng theo khả năng tiếp nhận, sức chịu tải của nguồn nước. Xây dựng các quy định, hướng dẫn về việc áp dụng công nghệ, thiết kế, thi công, vận hành hệ thống XLNT tạo sự thống nhất cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng hệ thống XLNT, đồng thời tạo cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm soát hoạt động XLNT của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Hai là, thường xuyên rà soát, đánh

giá tổng thể tình trạng thu gom, XLNT tại các KCN trên cả nước. Đôn đốc, kiểm

tra các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như đưa vào vận hành kịp thời hệ thống XLNT; giám sát chặt chẽ việc xả nước thải của cơ sở sản xuất, các KCN, CCN gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, kết hợp với việc giám sát nguồn nước tiếp nhận nước thải. Tăng cường hệ thống quan trắc cảnh báo ô nhiễm môi trường tại các khu vực tập trung nhiều KCN. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; sớm khắc phục tình trạng vi phạm. Áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với KCN không tuân thủ quy định về BVMT.

Ba là, tiếp tục thúc đẩy

các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục để kiểm soát hiệu quả vận hành hệ thống XLNT và giám sát thường xuyên chất lượng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, đặc biệt là nước thải công nghiệp trước khi đưa vào hệ thống XLNT tập trung của KCN. Xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cơ sở; thường xuyên tổ chức diễn tập, ứng phó theo các kịch bản sự cố và báo cáo công tác BVMT theo đúng quy định. Từng bước hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động nước thải và chất lượng nước mặt trên các lưu vực sông và hạ tầng thông tin, dữ liệu trực tuyến kiểm soát các nguồn xả nước thải, chất lượng nước mặt.

Bốn là, cân đối nguồn lực để

hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN; có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN trong đó có hệ thống XLNT tập trung.

Tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Quỹ BVMT Việt Nam theo hướng đầu tư, xây dựng công trình BVMT KCN tại địa phương có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển KCN sinh thái tại địa phương. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.

Năm là, đối với nước thải

làng nghề, cần có cơ chế, chính sách riêng để kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, xem xét các giải pháp xử lý hiệu quả hơn so với giải pháp thu gom, xử lý tập trung như đang thực hiện ở một số địa phương hiện nay. Có thể áp dụng giải pháp XLNT phi tập trung (XLNT phân tán) được đánh giá là một trong những giải pháp phù hợp và hiệu quả để XLNT làng nghề ở Việt Nam, đặc biệt là đối với nước thải ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ. Ưu điểm của giải pháp này là chi phí xây dựng và vận hành thấp, khoảng cách vận chuyển nước thải từ nguồn ô nhiễm tới trạm ngắn. Từng trạm sẽ có những công nghệ xử lý khác nhau, tạo thêm cơ hội lựa chọn phương pháp phù hợp với từng khu vực, đồng thời có thể tái sử dụng nước thải đã qua xử lý.

Sáu là, tăng cường tuyên

truyền, phổ biến pháp luật về BVMT nước; áp dụng các biện pháp đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nước đối với KCN; phát huy sự tham gia của cộng đồng và khuyến khích xã hội hóa hoạt động BVMT nướcn

TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong full_51f68334 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)