Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của hiệu trưởng

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu, chương trình môn tiếng Việt

C Q căn cứ sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu của các cấp lãnh đạo, căn cứ đặc điểm tình hình của đơn vị mình để xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, quản lý kế hoạch thực hiện mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch thực hiện mục tiêu để thực hiện chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, Hiệu trưởng trước hết phải nắm vững chương trình môn học theo quy định của Bộ, quán triệt cho mọi giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình. Để làm được điều này Hiệu trưởng phải yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy bộ môn đối với chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1 thường xuyên theo dõi việc thực hiệc chương trình hàng tuần, hàng tháng.

Đối với lớp 1, CBQL quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chính là quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018.

32

Bên cạnh đó, C Q yêu cầu giáo viên phải hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, GV phải nắm vững tính đặc thù bộ môn để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.

Quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chính là quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt ở các nội dungđó làkĩ năng đọc, kĩ năng viết,kĩ năng nói và nghe.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

- Quản lí giờ lên lớp: Quản lí giờ lên lớp là biện pháp quản lí trực tiếp của hiệu trưởng. Hiệu trưởng cần xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học hợp lí để quản lí giờ lên lớp - thời khoá biểu có vai trò duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên.

Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn các tổ cần dự giờ đủ và vượt quy định nhằm nắm bắt tình hình lên lớp của giáo viên, trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá một giờ dạy mà góp ý rút kinh nghiệm cho giáo viên.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên:

Đối với chương trình môn môn tiếng Việt hiện hành và chương trình môn môn tiếng Việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới, Hiệu trưởng yêu cầu GV đảm bảo đúng mục tiêu bài dạy; Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch xây dựng kế hoạch bài dạy. Kế hoạch này căn cứ vào phân phối chương trình, bảo đảm sự thống nhất chung trong toàn trường. Hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo (nếu có) trong xây dựng kế hoạch bài dạy. Hướng dẫn các tổ chuyên môn thống nhất nội dung và hình thức xây dựng kế hoạch bài dạy, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức lớp học. Đưa việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên vào nề nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng; khuyến khích tính sáng tạo của giáo viên.

33

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn, cho khối trưởng trong việc kiểm tra theo dõi, nắm tình hình xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên.

Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cụ thể cho phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra theo dõi, đôn đốc,…nắm tình hình công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu kế hoạch môn học và kế hoạch giảng dạy chú trọng kiểm tra trực tiếp những tiết dạy thông qua dự giờ trong đó cần đến việc sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm. Tiến hành rút kinh nghiệm giờ dạy từ đó cần khen ngợi những giáo viên tiêu biểu kịp thời phê bình những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ.

- Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên:

Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, vì vậy cả hiệu trưởng và giáo viên phải tập trung để nâng cao chất lượng toàn diện giờ lên lớp. Kết quả của giáo viên có vai trò trực tiếp còn việc quản lý thế nào để giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là trách nhiệm của Hiệu trưởng.

+ Về nội dung: Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV cần đảm bảo tính hệ thống của một tiết dạy, truyền đạt đủ nội dung, làm rõ được trọng tâm của tiết dạy để hình thành phẩm chất, năng lực cho HS, Hiệu trưởng theo dõi sát sao quá trình giảng dạy của GV để đánh giá kết quả đạt được của HS về yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với HS tiểu học.

+ Về phương pháp: Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn, sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp trong hoạt động dạy và học, đó là các phương pháp: Phương pháp dạy đọc, phương pháp dạy viết, phương pháp dạy nói và nghe....để phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.

+ Về phương tiện giảng dạy: CBQL chỉ đạo giáo viên cần sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của bài dạy; GV trình bày bảng hợp lý, khoa học, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực.

34

+ Về hình thức tổ chức dạy học: CBQL chỉ đạo giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức từng bài dạy, tiết dạy cho phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu của môn học như các hình thức: kể chuyện, luyện tập, kiểm tra thực hành…

1.4.2.3. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn - Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn

Để triển khai được kế hoạch của Tổ chuyên môn trong năm học đi vào thực tế thì tổ trưởng chuyên môn phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo ra sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ. Để làm được điều đó thì các tổ trưởng chuyên môn cần chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới. Đó là: Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần đi sâu vào mục tiêu, phạm vi kiến thức, nội dung cơ bản của từng bài dạy môn môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018. GV cùng bàn luận và thống nhất đưa ra phương pháp dạy để hình thành phẩm chất, năng lực cho HS đối với lớp 1.

Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông 2018, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.

- Quản lý đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn:

Quản lý đội ngũ GV trong tổ là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chuyên môn trong bất kỳ một nhà trường nào. Các hoạt động liên quan đến quản lý GV cụ thể là: Quản lý việc phân công nhiệm vụ cho các GV trong tổ trong năm học; Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các GV trong tổ.; Quản lý việc tham gia các hoạt động khác của GV: Viết sáng kiến kinh nghiệm về dạy học môn môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của GV.

- Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên:

Chương trình môn môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018 đòi hỏi GV phải đáp ứng về năng lực để thực hiện chương trình. Vì vậy, việc bồi

35

dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là một việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi nhà trường. Trong các trường tiểu học, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được lãnh đạo nhà trường ủy nhiệm cho tổ chuyên môn phụ trách. Trang mạng trường học kết nối đã giúp giáo viên có thể trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn một cách trực tuyến. Hay công tác bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD&ĐT quy định hàng năm cũng tác động mạnh đến hoạt động này của giáo viên.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn và của giáo viên trong tổ:

Quản lý hồ sơ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chuyên môn. Hồ sơ tổ chuyên môn trực tiếp do tổ trưởng chuyên môn quản lý bao gồm: Kế hoạch hoạt động của tổ; Kế hoạch dạy học; Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cụ thể theo từng bài dạy; Kế hoạch hội thảo, chuyên đề; Các loại sổ sách: Sổ sinh hoạt chuyên môn; Sổ ghi biên bản các cuộc sinh hoạt chuyên môn và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên; các báo cáo định kỳ và đột xuất về chuyên môn của tổ cho các cấp lãnh đạo... Hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm: Kế hoạch hoạt động của các cá nhân theo từng tháng; Kế hoạch dạy học, ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp; Các kế hoạch bài dạy; Sổ chủ nhiệm....

1.4.2.4. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn tiếng Việt

Hiệu trưởng chỉ đạo GV tổ chức sự phối hợp với gia đình học sinh để quản lí được chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh từ trường, lớp đến gia đình để học sinh tự giác, tích cực tự quản các hoạt động học tập.

Phối hợp với gia đình HS để làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập từ đó hình thành các phẩm chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua học tập môn môn tiếng Việt như: Yêu nước, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

36

Phối hợp với gia đình HS để làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với môn môn tiếng Việt để từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống.

Phối hợp với gia đình HS để làm cho học sinh có phương pháp học tập ở lớp và học tập ở nhà để HS có hứng thú học tập, có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

Phối hợp với gia đình HS để giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và xây dựng và thực hiện nền nếp học tập.

Hàng tháng hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình HS đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các mặt: tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ đối với học tập, sự chuyên cần, kỷ luật trong học tập; kết quả học tập, tình hình kiểm tra, nhận xét, đánh giá về của giáo viên về học tập và sự tiến bộ của học sinh.

1.2.4.5. Quản lí hoạt động giám sát, đánh giá dạy học môn Tiếng Việt

Quản lí hoạt động giám sát, đánh giá dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018 là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng dạy học môn tiếng Việt. Hiệu trưởng cần giám sát, đánh giá như sau:

- Vào đầu năm học, hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra soát chương trình dạy học, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch dạy học cho học kỳ, năm học, phân định rõ số tiết cho dạy học từng năng lực, phẩm chất theo chương trình GDPT 2018, …. Công tác giám sát, đánh giá được tiến hành dưới nhiều hình thức có thể kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, có thể giám sát, đánh giá toàn bộ hay giám sát, đánh giá theo theo yêu cầu của chương trình đặt ra.

- Hiệu trưởng cần giám sát, đánh giá việc kế hoạch dạy học, chương trình, nội dung dạy học, trong đó đi sâu kiểm tra việc giáo viên giảng dạy thực hiện kế hoạch (bao gồm thời gian, lịch trình, phương pháp, phương tiện), đảm

37

bảo chương trình, nội dung dạy học sát với thực tiễn và phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực đặc thù của môn tiếng Việt.

- Giám sát, đánh giá việc giáo viên tổ chức dạy học tiếng Việt để hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.

- Giám sát, đánh giá việc học sinh chấp hành quy chế học tập, đáp ứng nội dung học tập, việc phát biểu xây dựng bài trong quá trình học tập và việc sử dụng các phương pháp học tập phù hợp như học nhóm, học tập chủ động, tự giác...,

- Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu để có phương pháp đánh giá phù hợp; đồng thời mới xác định được hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá; kịp thời điều chỉnh và thường xuyên nắm bắt việc đánh giá chính xác kết quả giảng dạy cũng như cách xây dựng kế hoạch bài dạy, giảng bài. Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người học, giáo viên bộ môn về hoạt động tự đánh giá của người dạy và người học.

Trong tổ chức đánh giá kết quả học tập môn học của người học, luôn phải đảm bảo tính chính xác, công bằng và đúng quy chế; quản lý việc giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.4.2.6. Quản lí các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

Đối với dạy học Tiếng Việt, trong nhà trường, ngoài sách giáo khoa cần làm phong phú hoá các loại sách đọc thêm cho các em. Thiết bị dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất mà giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Nhờ có thiết bị dạy học mà học sinh có thể được nghe, được nói tiếng Việt chính xác. Thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu từ ngữ và những khái niệm trừu tượng. Đó là hệ thống tranh ảnh, mô hình, mẫu vật... Quản lí thiết bị dạy học là quản lí việc đầu tư thiết bị phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; quản lí việc bảo quản và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả; quản lí việc tự tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.

38

Để khai thác một cách triệt để các phương tiện và điều kiện hỗ trợ giảng dạy, hiệu trưởng chỉ đạo cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu chương trình, nắm được số tiết của từng phân môn môn Tiếng Việt, từng khối lớp cần có thiết bị, đồ dùng dạy học và đối chiếu với các thiết bị mà nhà trường hiện có; tổ chức giới thiệu và hướng dẫn cho giáo viên kĩ thuật sử dụng những trang thiết bị hiện có của nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề về sử dụng các phương tiện dạy học, thi sử dụng đồ dùng dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên phải được kiểm tra, đánh giá và có hình thức khen thưởng kịp thời.

Thiết bị dạy học tối thiểu của môn tiếng Việt là tủ sách tham khảo, có đủ các loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có đủ các hình thức sách truyện, sách truyện tranh. Trong mỗi loại văn bản lớn có đủ các tiểu loại: văn bản văn học gồm truyện, thơ, kịch, kí; văn bản nghị luận gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội; văn bản thông tin gồm văn bản thuyết minh và văn bản nhật dụng. Một số tranh ảnh như chân dung các nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)