Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học

thức cho C Q , giáo viên về vấn đề này.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học tiểu học

Sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

ảng 2 5 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học

TT Nội dung dạy học môn Tiếng Việt

Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Chƣ đạt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Kĩ năng viết 55 39.9% 56 40.6% 27 19.6% 2.20 3 2 Kĩ năng nói và nghe 63 45.7% 50 36.2% 25 18.1% 2.28 1 3 Năng lực đặc thù 66 47.8% 39 28.3% 33 23.9% 2.24 2 Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có từ 39.9% đến 47.8% GV thực hiện tốt và đạt các nội dung dạy học môn môn tiếng Việt ở trường tiểu học, 28.3% đến 40.6% ý kiến đánh giá đạt ở mức trung bình và 18.1% đến 23.9% ý kiến đánh giá không đạt.

Quan sát giờ học môn môn tiếng Việt ở trường tiểu học Sông Cầu, chúng tôi nhận thấy, GV đã rèn luyện cho HS kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...; tuy nhiên, một số HS chưa đạt các yêu cầu về thực hành viết.

51

Hiện nay, GV thông qua môn Tập đọc đã củng cố, nâng cao kỹ năng đọc cho HS, cô .T (GV trường tiểu học Nông Thượng) cho biết: “GV đã điều chỉnh kỹ năng đọc: có tư thế đọc đúng, Đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu. - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài học. - Hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn, bài.,..cho HS tiểu học và mang lại hiệu quả nhất định như mở rộng vốn hiểu biết cho HS”. Tuy nhiên, về năng lực ngôn ngữ, một số HS đọc chưa đúng và trôi chảy, chưa hiểu được nội dung chính của văn bản, bài học rút ra từ văn bản đã đọc. Cô Đ. .D (trường tiểu học Nông Thượng) cho biết: “Do đặc thù vùng miền, do chi phối bởi đặc trưng người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán, lối sống của các dân tộc trong vùng đã ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức được khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của HS”.

Thầy N.V.T (C Q trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết: “Do HS các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn chủ yếu là HS người dân tộc thiểu số nên còn một số những hạn chế nhất định về ngôn ngữnên chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học môn tiếng Việt như rèn luyện phẩm chất và hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù. Mặt khác, một số GV chưa quan tâm đến đầy đủ các đối tượng HS, chưa sửa sai kịp thời cho HS”.

Cô N.V.H (chuyên viên phòng GD&ĐT thành phố Bắc Kạn) cho biết: “năng lực đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo yêu cầu và năng lực vận dụng chương trình môn Tiếng Việt của Bộ GD&ĐT, năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt cùng với năng lực tổ chức các hoạt động hiệu quả trong giờ học môn Tiếng Việt của một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học”.

Quan sát tại các trường tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học như tivi, máy chiếu, đĩa CD…còn thiếu.

Như vậy, việc thực hiện các nội dung đạt hiệu quả trung bình cho thấy, các lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt trong Chương trình mới cần phải quan tâm đến

52

công tác bồi dưỡng GV và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho môn tiếng Việt, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)