Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn

Tiếng Việt của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học thành phố trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

Nội dung quản lý được quan tâm thường xuyên thực hiện là “Quán triệt và yêu cầu giáo viên nắm vững phân phối chương trình, nội dung bài dạy theo chương trình GDPT 2018” (2.54 điểm). Thầy H.K.A (phó hiệu trưởng trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết:“đối với lớp 1, CBQL quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chính là quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong Kế hoạch bài dạy. Việc xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018. ên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả chương trình thì C Q yêu cầu giáo viên phải hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, GV phải nắm vững tính đặc thù bộ môn để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp”.

Tuy nhiên, có 52.2% ý kiến đánh giá “Phối hợp với các tổ chuyên môn để quản lý chương trình” chưa thường xuyên thực hiện (mức trung bình 2.33 điểm). Hiện nay, các trường tiểu học thành phố ắc ạn đã lựa chọn bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" áp dụng vào giảng dạy,trong bộ sách này, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.

56

ảng 2 8 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chƣơng trình dạy học môn Tiếng Việt

TT Quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học Mức độ ĐT Thứ bậc Thƣờng xuyên Trung bình Không thƣờng xuyên SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1

Quán triệt và yêu cầu giáo viên nắm vững phân

phối chương trình, nội dung

bài dạy theo chương trình GDPT 2018

89 64.5% 35 25.4% 14 10.1% 2.54 1

2

Quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học,

môn học được thể hiện trong Kế

hoạch bài dạy.

62 44.9% 51 37.0% 25 18.1% 2.27 4

3

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018. 66 51.6% 28 21.9% 34 26.6% 2.25 5 4 Kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch và hồ sơ giảng dạy của giáo viên

61 44.2% 60 43.5% 17 12.3% 2.32 3 5 Phối hợp với các tổ chuyên môn để quản lý chương trình 56 40.6% 72 52.2% 10 7.2% 2.33 2

Theo GV H.H.N (tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học Sông Cầu) đã đưa ra ý kiến đánh giá sau: “C Q cần phối hợp với tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ chương trình, kế hoạch dạy học, các vấn đề như mục tiêu giáo dục, mục

57

tiêu môn học, nội dung chương trình, thời lượng học tập, thời gian thực hiện, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nội dung dạy học các vấn đề của địa phương cũng cần được nghiên cứu kỹ… trong thời điểm chương trình môn tiếng Việt lớp 1 đang thực hiện và sắp triển khai chương trình môn tiếng Việt lớp 2”. Do chưa thường xuyên thực hiện nội dung “ iểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch và hồ sơ giảng dạy của giáo viên” (43.5% ý kiến đánh giá chưa thường xuyên thực hiện) nên trong giáo án giảng dạy của một số GV, một số GV chưa xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt ở 3 nội dung: kĩ năng, kiến thức, thái độ theo tiêu chí của bộ sách “cùng học để phát triển năng lực”.

GV T.A.N (trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết: Hiện nay kế hoạch bồi dưỡng GV phụ thuộc vào kế hoạch bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, mặt khác, các trường tiểu học gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất nên chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018, đây là nội dung quản lý được đánh giá chưa thường xuyên thực hiện nhất (2.25 điểm, thứ bậc 5).

Những tồn tại nêu trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)