Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng về hoạt động dạy của GV ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

58

ảng 2 9 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

T T Quản lý hoạt động dạy củ GV Mức độ ĐT Thứ bậc Thường xuyên Trung bình Không thường xuyên SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Quản lí giờ lên lớp 68 49.3% 45 32.6% 25 18.1% 2.31 1 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch bài dạy

và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

61 44.2% 52 37.7% 25 18.1% 2.26 2

3

Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên

65 50.8% 27 21.1% 36 28.1% 2.23 3

Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên được đánh giá thực hiện ở mức trun bình, có từ 21.1% đến 37.7% đánh giá chưa thường xuyên thực hiện, 18.1% đến 28.1% ý kiến đánh giá không thực hiện.

Trong quản lý giờ lên lớp của GV (mức trung bình 2.31 điểm). Một số trường thì Hiệu trưởng cần xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học hợp lí để quản lí giờ lên lớp - thời khoá biểu có vai trò duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên (49.3% ý kiến đánh giá thường xuyên thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng GV chưa duy trì nền nếp dạy học theo quy định, ở một số trường thì tổ trưởng chuyên môn các tổ chưa tiến hành dự giờ đủ và vượt quy định nhằm nắm bắt tình hình lên lớp của giáo viên, trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá một giờ dạy mà góp ý rút kinh nghiệm cho giáo viên (32.6% ý kiến đánh giá chưa thường xuyên, 18.1% ý kiến đánh giá không thường xuyên).

79

- Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá được trình độ năng lực kết quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng đội ngũ. Từ đó kịp thời điều chỉnh khắc phục những hạn chế khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo hoạt động giờ lên lớp môn Tiếng Việt.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

- Tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, yêu cầu của bài học,xác định hệ thống mục đích yêu cầu về việc nắm vững tri thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phương pháp nhận thức về việc giảng dạy, động cơ thái độ.

+ Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung cụ thể bài học: xác định những kiến thức mới cần hình thành, phân tích những kiến thức đó thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự của một tiến trình lên lớp.

+ Giai đoạn 3: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, vào điều kiện cụ thể từng bài để lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới phù hợp. Đổi mới chuẩn giờ lên lớp của môn tiếng Việt theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, qui định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Việt. Để các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp tốt, cần thiết lập một cơ chế phối hợp rõ ràng, đặc biệt là trong nội bộ nhóm chuyên môn. CBQL nên sắp xếp nhóm chuyên môn hợp lý thể hiện ở sự đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu để có thể bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau. Sau đó, qui định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận. Việc sắp xếp và qui định trách nhiệm này thể hiện được tầm nhìn của người quản lí cho sự phát triển của nhóm chuyên môn trong hiện tại và tương lai.

80

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp: Hiệu trưởng dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ về việc cho điểm, xếp loại giờ dạy trên lớp đối với giáo viên song cũng phải biết vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của trường để vận dụng cho phù hợp. Đổi mới xếp loại giờ dạy trên lớp theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

- Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhất thiết phải dành thời gian thoả đáng để trao đổi về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy trong chương trình môn Tiếng Việt. Để làm được điều đó tổ trưởng phải có kế hoạch cử lần lượt từng giáo viên trong tổ chuẩn bị kĩ nội dung của một số bài cụ thể. Trong các buổi sinh hoạt, giáo viên đó sẽ trình bày trước tổ về phương án soạn giảng của mình, các thành viên trong tổ cùng góp ý,trao đổi đi đến thống nhất những nội dung chính cần thiết cho giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Dựa vào kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn, tổ chức các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể. Để thực hiện hội nghị chuyên đề, giáo viên tham dự phải đánh giá thực trạng việc giảng dạy của mình qua việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện tại, phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đó khi áp dụng vào các kiểu bài, dạng bài khác nhau. Từ đó tìm cách khắc phục những hạn chế của những phương pháp dạy học truyền thống và đề xuất các phương pháp dạy học tích cực, khai thác triệt để những ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực của HS, yêu cầu về cơ sở vật chất.

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng cần nắm được thông tin từ giáo viên và học sinh về tổ chức, chỉ đạo dạy học Tiếng Việt trên lớp của họ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung công tác quản lí hoạt động dạy học Tiếng Việt có hiệu quả hơn.

81

Nhận thức được vai trò của tổ chuyên môn trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV và kế hoạch dạy học môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018.

Tổ chuyên môn phải tích cực sinh hoạt chuyên môn.

3.2.3. Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018 Việt theo chương trình GDPT 2018

a/ Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp C Q đánh giá đúng năng lực và công sức mà GV đã đầu tư học tập và rèn luyện; đồng thời giúp GV có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Bên cạnh đó, việc đánh giá giúp C Q nhìn nhận đúng năng lực của đội ngũ hiện có, từ đó công tác tổ chức cán bộ được thực hiện tốt hơn.

Nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học môn tiếng Việt thực hiện theo đúng mục tiêu và kế hoạch dạy học môn tiếng Việt đã đề ra đồng thời giúp Hiệu trưởng và giáo viên có những biện pháp kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học môn môn tiếng Việt cho phù hợp với năng lực của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường tiểu học.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt trên lớp của giáo viên thông qua việc kiểm tra bài soạn, đặc biệt là thông qua dự giờ thường xuyên và đột xuất của các giáo viên.

Sau dự giờ có kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần trao đổi những thông tin cần thiết tới giáo viên được dự giờ sau khi đã thống nhất đánh giá với các tổ trưởng chuyên môn nhằm giúp giáo viên nhận rõ được ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục để họ điều chỉnh hoạt động dạy trên lớp một cách thoải mái, tự giác với tinh thần cầu tiến.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về: xếp loại thi đua của tổ, nhóm chuyên môn, của GV và đánh giá kết quả dạy học

82

và giáo dục HS. Trong đó, cần chú trọng nhiều đến các tiêu chí về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong chuẩn giờ lên lớp của môn Tiếng Việt. Sau đó, C Q thường xuyên tiến hành theo dõi tiến trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, kiểm tra, đánh giá kết quả theo tuần, tháng, học kì và năm học. Bên cạnh đó, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng những việc đã làm và chưa làm được là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình thực hiện, các trường cần phải chú ý đảm bảo tính công bằng, khách quan khi đánh giá.

Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá thực hiện dạy học môn tiếng Việt thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường và yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Để chuẩn kiểm tra, đánh giá này thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường, khi xây dựng CBQL phải đảm bảo các tiêu chí như: tin cậy, khách quan và công bằng. Đồng thời, khi tổ chức thực hiện phải dựa trên chuẩn đã xây dựng theo chương trình GDPT 2018.

Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, tăng cường sự giám sát lẫn nhau của GV trong việc thực hiện dạy học môn tiếng Việt. Hiệu trưởng cần kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận. Bên cạnh việc kiểm tra của đội ngũ chuyên trách, nên tăng cường sự giám sát lẫn nhau của GV để hoạt động dạy học môn tiếng Việt đạt kết quả tốt hơn.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo xác định nội dung, kế hoạch giám sát, đánh giá, yêu cầu cần đạt và thời gian thực hiện từng nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường nói chung và kế hoạch dạy học môn tiếng Việt nói riêng.

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường và chương trình dạy học môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, có

83

năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học.

Các lực lượng tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học nói chung dạy học môn tiếng Việt nói riêng ở các trường tiểu học phải có năng lực giám sát, đánh giá.

Các kết quả giám sát, đánh giá phải được sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt.

Giáo viên môn tiếng Việt phải có năng lực tự kiểm tra, tự giám sát và điều chỉnh quá trình triển khai thực hiện chương trình dạy học.

3.2.4. Tăng cường đầu tư và chỉ đạo s dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt ở các nhà trường

a/ Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của giải pháp quản lý này nhằm bảo đảm cơ sở vật chất và nguồn tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản của dạy học môn tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Phát triển cơ sở vật chất bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và tiện ích cho dạy học môn tiếng Việt: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hóa, bao gồm phòng học, tủ sách văn học; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực kể cả quá trình dạy học môn tiếng Việt trên lớp và tự học của học sinh; xây dựng kho bài giảng điện tử, kết nối với các trường bạn để chia sẻ thông tin, chia sẻ bài giảng, thiết bị để phục vụ quá trình giảng dạy; trang bị phương tiện làm việc thiết bị thí nghiệm, điều kiện trải nghiệm cho cả trò và thầy trong dạy học tiếng Việt.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm kê, đánh giá thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho từng năm học; chỉ đạo các khối lớp, tổ bộ môn trong trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bố sung cơ sở vật

84

chất cần thiết phục vụ công việc, chú ý xây dựng các phòng học với trang thiết bị đảm bảo phục vụ dạy học theo tiếp cận năng lực.

Xây dựng môi trường an toàn cho HS học tập đó là sự an toàn thoải mái về tâm lý, HS không bị áp đặt kiến thức mà được tự do bày tỏ, phát biểu ý kiến, được tôn trọng. Muốn có môi trường học tập an toàn trước hết phải giáo dục về nhận thức cho HS về an toàn, không gây áp lực căng thẳng cho HS, lắng nghe tâm tư của HS, chia sẻ, thấu hiểu, khuyến khích động viên như một người bạn thân thiết tạo cho các em niềm tin tưởng. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đảm bảo an ninh và an toàn cho HS khi đến lớp.

huyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

Đây là một nội dung rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục miền núi khi điều kiện dạy và học còn thiếu thốn rất nhiều, đã và đang được các cấp quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo. Việc làm đồ dùng dạy học gắn liền với đối tượng là hết sức cần thiết, qua thực tế giảng dạy, nhà trường và giáo viên xác định cụ thể loại đồ dùng dạy học nào cần phải làm thêm để phục vụ giảng dạy từng bài cho học sinh.

Có chính sách khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, gắn việc tự làm đồ dùng dạy học với công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm tổ chức các cuộc thi “ Đồ dùng, đồ chơi dạy học tự tạo” tạo thành phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học của các nhà trường.

Tăng cường tự chủ tài chính, huy động các nguồn thu, cân đối thu - chi, bảo đảm kinh phí chi cho GV, cho hoạt động chuyên môn và quản lý hoạt động giáo dục: Chủ động xây dựng dự toán ngân sách 5 năm và hằng năm đáp ứng yêu cầu cân đối thu - chi như mục tiêu nêu trên nhằm bảo đảm quy mô phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, định hướng như sau: Dự toán thu, xác định các nguồn chủ yếu: Ngân sách Nhà nước cấp theo định mức/đầu học sinh trên cơ sở thực hiện chỉ tiêu tuyên sinh mà phòng GD&ĐT giao hằng năm học và từ học phí; Nguồn thu từ hiến tặng, tài trợ, quà biếu, đầu tư; Nguồn thu từ kinh phí đầu tư và các nguồn thu khác; Dự toán chi, bảo đảm cân đối chi

85

như mục tiêu nêu trên. Trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước quy định, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm đầy đủ các khoản chi và định mức chi phù hợp với thực tế, có định mức; khuyến khích hoạt động đào tạo bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ GV giỏi, GV có bằng cấp đào tạo vượt chuẩn.

Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị: Máy chiếu, bảng thông minh, hệ thống âm thanh các loại sách giáo khoa, sách tham khảo.... Quản lý thư viện theo phần mềm để phục vụ tốt cho hoạt động dạy học. Thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên cho cán bộ thư viện nhằm đảm bảo khâu quản lý, sử dụng và vận hành phòng học bộ môn,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)