Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động dạy học môn tiếng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động dạy học môn tiếng

Việt ở trường tiểu học

Sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

ảng 2 6 Thực trạng phƣơng pháp và hình thức hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học

TT Phƣơng pháp và hình thức Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Phương pháp dạy học tiếng Việt

1.1 Phương pháp

dạy đọc 56 40.6% 52 37.7% 30 21.7% 2.19 4 1.2 Phương pháp

dạy viết 83 60.1% 40 29.0% 15 10.9% 2.49 2 1.3 Phương pháp

dạy nói nghe 86 62.3% 39 28.3% 13 9.4% 2.53 1

1.4

Các phương pháp khác (đàm

thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu

vấn đề,...)

63 45.7% 50 36.2% 25 18.1% 2.28 3

2 Hình thức dạy học tiếng Việt

2.1 Hình thức kể chuyện 86 62.3% 30 21.7% 22 15.9% 2.46 1 2.2 Hình thức kiểm tra thực hành 65 47.1% 38 27.5% 35 25.4% 2.22 2 2.3 Hình thức luyện tập 61 44.2% 39 28.3% 38 27.5% 2.17 3

53

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy GV đã thực hiện tốt các phương pháp dạy học môn tiếng Việt như Phương pháp dạy nói nghe (2.53 điểm, thứ bậc 1) phương pháp dạy viết (2.49 điểm, thứ bậc 3)....Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Việt, GV đã vận dụng hiệu quả các nguyên tắc tổ chức dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học như nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh...

Tuy nhiên, phương pháp dạy đọc và các phương pháp khác (đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,...) thực hiện đạt ở mức trung bình cho thấy CBQL cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đổi mới phương pháp dạy học của GV, tổ chức cho GV được giao lưu học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp có chuyên môn, phương pháp dạy học tốt nhằm giúp HS có hứng thú trong học tập, lĩnh hội được những kiến thức kĩ năng cần thiết mà môn học hướng tới.

Qua khảo sát, hình thức Luyện tập, kiểm tra thực hành (2.46 điểm) đã thực hiện tốt, GV khuyến khích tối đa học sinh tiểu học thành phố Bắc Kạn tham gia hoạt động như trò chơi, hội thi cùng với hoạt động văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… để đạt được mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên, hiệu quả hai hình thức kiểm tra thực hành và hình thức luyện tậpđạt ở mức trung bình cho thấy cần phải đổi mới hình thức dạy học để giúp GV nhận rõ mục đích, nội dung và cách thức tổ chức tiết dạy học hiệu quả theo tinh thần đổi mới, thực hiện đổi mới hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong chương trình GDPT 2018.

Những hạn chế trên do nguyên nhân về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất, mặt khác, GV hiện nay đều chưa đạt yêu cầu về năng lực dạy học môn môn tiếng Việt.

54

Đây cũng là vấn đề để các nhà quản lý cần phải quan tâm khắc phục để công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng việt cho HS các trường tiểu học có hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần có nhiều hình thức được sử dụng phong phú. Từ thực trạng trên, các nhà quản lý cần có kế hoạch tổng thể trong các hình thức tổ chức để phối hợp với nhau, lồng ghép và kết hợp với các hoạt động chung của trường nhằm tăng cường hoạt động dạy học tiếng việt cho HS.

2.3.4. Thực trạng về đánh giá ết quả học tập môn Tiếng Việt

Sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở b kết quả

ảng 2 7 Thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

TT Đánh giá kết quả học tập Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt SL SL SL SL SL SL 1 Đánh giá thường xuyên 86 62.3% 40 29.0% 12 8.7% 2.54 1 2 Đánh giá định kì 71 51.4% 50 36.2% 17 12.3% 2.39 2 Có 62.3% ý kiến đánh giá GV thực hiện tốt đánh giá kết quả học tập, trong quá trình dạy học, giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

Có 51.4% ý kiến đánh giá GV đã thực hiện tốt việc sử dụng đánh giá quá trình. Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

55

2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt củ học sinh tiểu học ở các trƣờng tiểu học thành phố trƣờng tiểu học thành phố ắc Kạn tỉnh ắc Kạn

2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học thành phố trường tiểu Tiếng Việt của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học thành phố trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

Nội dung quản lý được quan tâm thường xuyên thực hiện là “Quán triệt và yêu cầu giáo viên nắm vững phân phối chương trình, nội dung bài dạy theo chương trình GDPT 2018” (2.54 điểm). Thầy H.K.A (phó hiệu trưởng trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết:“đối với lớp 1, CBQL quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chính là quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong Kế hoạch bài dạy. Việc xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018. ên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả chương trình thì C Q yêu cầu giáo viên phải hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, GV phải nắm vững tính đặc thù bộ môn để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp”.

Tuy nhiên, có 52.2% ý kiến đánh giá “Phối hợp với các tổ chuyên môn để quản lý chương trình” chưa thường xuyên thực hiện (mức trung bình 2.33 điểm). Hiện nay, các trường tiểu học thành phố ắc ạn đã lựa chọn bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" áp dụng vào giảng dạy,trong bộ sách này, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.

56

ảng 2 8 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chƣơng trình dạy học môn Tiếng Việt

TT Quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học Mức độ ĐT Thứ bậc Thƣờng xuyên Trung bình Không thƣờng xuyên SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1

Quán triệt và yêu cầu giáo viên nắm vững phân

phối chương trình, nội dung

bài dạy theo chương trình GDPT 2018

89 64.5% 35 25.4% 14 10.1% 2.54 1

2

Quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học,

môn học được thể hiện trong Kế

hoạch bài dạy.

62 44.9% 51 37.0% 25 18.1% 2.27 4

3

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018. 66 51.6% 28 21.9% 34 26.6% 2.25 5 4 Kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch và hồ sơ giảng dạy của giáo viên

61 44.2% 60 43.5% 17 12.3% 2.32 3 5 Phối hợp với các tổ chuyên môn để quản lý chương trình 56 40.6% 72 52.2% 10 7.2% 2.33 2

Theo GV H.H.N (tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học Sông Cầu) đã đưa ra ý kiến đánh giá sau: “C Q cần phối hợp với tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ chương trình, kế hoạch dạy học, các vấn đề như mục tiêu giáo dục, mục

57

tiêu môn học, nội dung chương trình, thời lượng học tập, thời gian thực hiện, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nội dung dạy học các vấn đề của địa phương cũng cần được nghiên cứu kỹ… trong thời điểm chương trình môn tiếng Việt lớp 1 đang thực hiện và sắp triển khai chương trình môn tiếng Việt lớp 2”. Do chưa thường xuyên thực hiện nội dung “ iểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch và hồ sơ giảng dạy của giáo viên” (43.5% ý kiến đánh giá chưa thường xuyên thực hiện) nên trong giáo án giảng dạy của một số GV, một số GV chưa xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt ở 3 nội dung: kĩ năng, kiến thức, thái độ theo tiêu chí của bộ sách “cùng học để phát triển năng lực”.

GV T.A.N (trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết: Hiện nay kế hoạch bồi dưỡng GV phụ thuộc vào kế hoạch bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, mặt khác, các trường tiểu học gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất nên chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018, đây là nội dung quản lý được đánh giá chưa thường xuyên thực hiện nhất (2.25 điểm, thứ bậc 5).

Những tồn tại nêu trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng về hoạt động dạy của GV ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

58

ảng 2 9 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

T T Quản lý hoạt động dạy củ GV Mức độ ĐT Thứ bậc Thường xuyên Trung bình Không thường xuyên SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Quản lí giờ lên lớp 68 49.3% 45 32.6% 25 18.1% 2.31 1 2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch bài dạy

và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

61 44.2% 52 37.7% 25 18.1% 2.26 2

3

Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên

65 50.8% 27 21.1% 36 28.1% 2.23 3

Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên được đánh giá thực hiện ở mức trun bình, có từ 21.1% đến 37.7% đánh giá chưa thường xuyên thực hiện, 18.1% đến 28.1% ý kiến đánh giá không thực hiện.

Trong quản lý giờ lên lớp của GV (mức trung bình 2.31 điểm). Một số trường thì Hiệu trưởng cần xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học hợp lí để quản lí giờ lên lớp - thời khoá biểu có vai trò duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên (49.3% ý kiến đánh giá thường xuyên thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng GV chưa duy trì nền nếp dạy học theo quy định, ở một số trường thì tổ trưởng chuyên môn các tổ chưa tiến hành dự giờ đủ và vượt quy định nhằm nắm bắt tình hình lên lớp của giáo viên, trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá một giờ dạy mà góp ý rút kinh nghiệm cho giáo viên (32.6% ý kiến đánh giá chưa thường xuyên, 18.1% ý kiến đánh giá không thường xuyên).

79

- Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá được trình độ năng lực kết quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng đội ngũ. Từ đó kịp thời điều chỉnh khắc phục những hạn chế khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo hoạt động giờ lên lớp môn Tiếng Việt.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

- Tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, yêu cầu của bài học,xác định hệ thống mục đích yêu cầu về việc nắm vững tri thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phương pháp nhận thức về việc giảng dạy, động cơ thái độ.

+ Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung cụ thể bài học: xác định những kiến thức mới cần hình thành, phân tích những kiến thức đó thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự của một tiến trình lên lớp.

+ Giai đoạn 3: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, vào điều kiện cụ thể từng bài để lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới phù hợp. Đổi mới chuẩn giờ lên lớp của môn tiếng Việt theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, qui định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Việt. Để các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp tốt, cần thiết lập một cơ chế phối hợp rõ ràng, đặc biệt là trong nội bộ nhóm chuyên môn. CBQL nên sắp xếp nhóm chuyên môn hợp lý thể hiện ở sự đồng bộ về số lượng, chất lượng và cơ cấu để có thể bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau. Sau đó, qui định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận. Việc sắp xếp và qui định trách nhiệm này thể hiện được tầm nhìn của người quản lí cho sự phát triển của nhóm chuyên môn trong hiện tại và tương lai.

80

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp: Hiệu trưởng dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ về việc cho điểm, xếp loại giờ dạy trên lớp đối với giáo viên song cũng phải biết vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của trường để vận dụng cho phù hợp. Đổi mới xếp loại giờ dạy trên lớp theo hướng tiếp cận phát triển năng lực của HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

- Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhất thiết phải dành thời gian thoả đáng để trao đổi về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy trong chương trình môn Tiếng Việt. Để làm được điều đó tổ trưởng phải có kế hoạch cử lần lượt từng giáo viên trong tổ chuẩn bị kĩ nội dung của một số bài cụ thể. Trong các buổi sinh hoạt, giáo viên đó sẽ trình bày trước tổ về phương án soạn giảng của mình, các thành viên trong tổ cùng góp ý,trao đổi đi đến thống nhất những nội dung chính cần thiết cho giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Dựa vào kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn, tổ chức các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể. Để thực hiện hội nghị chuyên đề, giáo viên tham dự phải đánh giá thực trạng việc giảng dạy của mình qua việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện tại, phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đó khi áp dụng vào các kiểu bài, dạng bài khác nhau. Từ đó tìm cách khắc phục những hạn chế của những phương pháp dạy học truyền thống và đề xuất các phương pháp dạy học tích cực, khai thác triệt để những ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực của HS, yêu cầu về cơ sở vật chất.

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng cần nắm được thông tin từ giáo viên và học sinh về tổ chức, chỉ đạo dạy học Tiếng Việt trên lớp của họ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung công tác quản lí hoạt động dạy học Tiếng Việt có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)