Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Khách thể điều tra: 30 CBQL, gồm lãnh đạo phòng GDĐT, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học và Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học; 8 tổ trưởng chuyên môn; 100 GV của 8 trường tiểu học trong toàn thành phố.

2.2.4. Phương pháp hảo sát và x lí kết quả

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng C Q , GV ở các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn.

- Xử lí số liệu và phân tích kết quả:

Mức điểm Mức độ Điểm TB Các mức độ đánh giá 3 Tốt 2,34 - 3,0 Quan trọng Thường xuyên Tốt Ảnh hưởng nhiều Cần thiết Khả thi 2 Trung bình 1,67 - 2,33 Ít quan trọng Trung bình Đạt Ít ảnh hưởng Ít cần thiết Ít khả thi 1 Dưới trung bình 1,00- 1,66 Không quan trọng Không thực hiện Chưa đạt Không ảnh hưởng Không cần thiết Không khả thi

48

2.3. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học thành phố Bắc Kạn

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học tiếng Việt ở trường tiểu học

Sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

ảng 2 4 Nhận thức củ cán bộ quản lí giáo viên về mục tiêu củ dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học

TT Mục tiêu Mức độ ĐT Thứ bậc Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 67 48.6% 46 33.3% 25 18.1% 2.30 3 2 Nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe 95 68.8% 28 20.3% 15 10.9% 2.58 1 3 Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu 68 49.3% 37 26.8% 33 23.9% 2.25 4 4 Nhằm phát triển năng lực văn học 91 65.9% 30 21.7% 17 12.3% 2.54 91

49

CBQL, GV ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn đã nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học trong thời điểm chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018 đang được thực hiện. Mục tiêu được đánh giá quan trọng nhất là “Nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe” (2.58 điểm, thứ bậc 1), “Nhằm phát triển năng lực văn học” (2.54 điểm, thứ bậc 2).

Có từ 26.8% đến 33.3% ý kiến đánh giá trung bình và 18.1% đến 23.9% ý kiến đánh giá không quan trọng đối với các mục tiêu: “Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” (2.30 điểm, thứ bậc 3) và “Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu” (2.25 điểm, thứ bậc 4). Cô T. .V (GV trường tiểu học Xuất Hóa) đánh giá: “Mục tiêu của dạy học Tiếng Việt không chỉ hình thành phát triển năng lực chung, năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học còn hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh”.

Như vậy, nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học giúp GV tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ C Q , GV chưa nhận thức đầy đủ về các mục tiêu dạy học môn môn tiếng Việt (từ 10.9% đến 23.9% đánh giá không quan trọng). Nguyên nhân theo cô .T.Q (trường tiểu học Xuất Hóa) đánh giá: “GV chưa tìm hiểu kỹ về yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, yêu cầu của bài học để xác định những mục tiêu cần thực hiện đối với dạy môn môn tiếng Việt ở lớp 1”. C Q Đ.V.H (trường tiểu học Sông Cầu) cho rằng: “C Q chưa nắm rõ mục tiêu môn học mới thì không thể

50

triển khai và giám sát việc thực hiện của giáo viên đồng thời đánh giá được mức độ đạt mục tiêu của hoạt động dạy học môn tiếng Việt thông qua kiểm tra giáo án, dự giờ trên lớp và khảo sát kết quả học tập của học sinh”. Đây là một hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dạy học môn môn tiếng Việt ở trường tiểu học đòi hỏi phải có biện pháp tác động để nâng cao nhận thức cho C Q , giáo viên về vấn đề này.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học tiểu học

Sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

ảng 2 5 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học

TT Nội dung dạy học môn Tiếng Việt

Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Chƣ đạt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Kĩ năng viết 55 39.9% 56 40.6% 27 19.6% 2.20 3 2 Kĩ năng nói và nghe 63 45.7% 50 36.2% 25 18.1% 2.28 1 3 Năng lực đặc thù 66 47.8% 39 28.3% 33 23.9% 2.24 2 Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có từ 39.9% đến 47.8% GV thực hiện tốt và đạt các nội dung dạy học môn môn tiếng Việt ở trường tiểu học, 28.3% đến 40.6% ý kiến đánh giá đạt ở mức trung bình và 18.1% đến 23.9% ý kiến đánh giá không đạt.

Quan sát giờ học môn môn tiếng Việt ở trường tiểu học Sông Cầu, chúng tôi nhận thấy, GV đã rèn luyện cho HS kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...; tuy nhiên, một số HS chưa đạt các yêu cầu về thực hành viết.

51

Hiện nay, GV thông qua môn Tập đọc đã củng cố, nâng cao kỹ năng đọc cho HS, cô .T (GV trường tiểu học Nông Thượng) cho biết: “GV đã điều chỉnh kỹ năng đọc: có tư thế đọc đúng, Đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu. - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài học. - Hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn, bài.,..cho HS tiểu học và mang lại hiệu quả nhất định như mở rộng vốn hiểu biết cho HS”. Tuy nhiên, về năng lực ngôn ngữ, một số HS đọc chưa đúng và trôi chảy, chưa hiểu được nội dung chính của văn bản, bài học rút ra từ văn bản đã đọc. Cô Đ. .D (trường tiểu học Nông Thượng) cho biết: “Do đặc thù vùng miền, do chi phối bởi đặc trưng người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán, lối sống của các dân tộc trong vùng đã ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức được khả năng ngôn ngữ tiếng Việt của HS”.

Thầy N.V.T (C Q trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết: “Do HS các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn chủ yếu là HS người dân tộc thiểu số nên còn một số những hạn chế nhất định về ngôn ngữnên chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học môn tiếng Việt như rèn luyện phẩm chất và hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù. Mặt khác, một số GV chưa quan tâm đến đầy đủ các đối tượng HS, chưa sửa sai kịp thời cho HS”.

Cô N.V.H (chuyên viên phòng GD&ĐT thành phố Bắc Kạn) cho biết: “năng lực đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo yêu cầu và năng lực vận dụng chương trình môn Tiếng Việt của Bộ GD&ĐT, năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt cùng với năng lực tổ chức các hoạt động hiệu quả trong giờ học môn Tiếng Việt của một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học”.

Quan sát tại các trường tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học như tivi, máy chiếu, đĩa CD…còn thiếu.

Như vậy, việc thực hiện các nội dung đạt hiệu quả trung bình cho thấy, các lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt trong Chương trình mới cần phải quan tâm đến

52

công tác bồi dưỡng GV và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho môn tiếng Việt, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học Việt ở trường tiểu học

Sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

ảng 2 6 Thực trạng phƣơng pháp và hình thức hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học

TT Phƣơng pháp và hình thức Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Phương pháp dạy học tiếng Việt

1.1 Phương pháp

dạy đọc 56 40.6% 52 37.7% 30 21.7% 2.19 4 1.2 Phương pháp

dạy viết 83 60.1% 40 29.0% 15 10.9% 2.49 2 1.3 Phương pháp

dạy nói nghe 86 62.3% 39 28.3% 13 9.4% 2.53 1

1.4

Các phương pháp khác (đàm

thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu

vấn đề,...)

63 45.7% 50 36.2% 25 18.1% 2.28 3

2 Hình thức dạy học tiếng Việt

2.1 Hình thức kể chuyện 86 62.3% 30 21.7% 22 15.9% 2.46 1 2.2 Hình thức kiểm tra thực hành 65 47.1% 38 27.5% 35 25.4% 2.22 2 2.3 Hình thức luyện tập 61 44.2% 39 28.3% 38 27.5% 2.17 3

53

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy GV đã thực hiện tốt các phương pháp dạy học môn tiếng Việt như Phương pháp dạy nói nghe (2.53 điểm, thứ bậc 1) phương pháp dạy viết (2.49 điểm, thứ bậc 3)....Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học môn tiếng Việt, GV đã vận dụng hiệu quả các nguyên tắc tổ chức dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học như nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh...

Tuy nhiên, phương pháp dạy đọc và các phương pháp khác (đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,...) thực hiện đạt ở mức trung bình cho thấy CBQL cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đổi mới phương pháp dạy học của GV, tổ chức cho GV được giao lưu học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp có chuyên môn, phương pháp dạy học tốt nhằm giúp HS có hứng thú trong học tập, lĩnh hội được những kiến thức kĩ năng cần thiết mà môn học hướng tới.

Qua khảo sát, hình thức Luyện tập, kiểm tra thực hành (2.46 điểm) đã thực hiện tốt, GV khuyến khích tối đa học sinh tiểu học thành phố Bắc Kạn tham gia hoạt động như trò chơi, hội thi cùng với hoạt động văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… để đạt được mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên, hiệu quả hai hình thức kiểm tra thực hành và hình thức luyện tậpđạt ở mức trung bình cho thấy cần phải đổi mới hình thức dạy học để giúp GV nhận rõ mục đích, nội dung và cách thức tổ chức tiết dạy học hiệu quả theo tinh thần đổi mới, thực hiện đổi mới hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong chương trình GDPT 2018.

Những hạn chế trên do nguyên nhân về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất, mặt khác, GV hiện nay đều chưa đạt yêu cầu về năng lực dạy học môn môn tiếng Việt.

54

Đây cũng là vấn đề để các nhà quản lý cần phải quan tâm khắc phục để công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng việt cho HS các trường tiểu học có hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần có nhiều hình thức được sử dụng phong phú. Từ thực trạng trên, các nhà quản lý cần có kế hoạch tổng thể trong các hình thức tổ chức để phối hợp với nhau, lồng ghép và kết hợp với các hoạt động chung của trường nhằm tăng cường hoạt động dạy học tiếng việt cho HS.

2.3.4. Thực trạng về đánh giá ết quả học tập môn Tiếng Việt

Sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở b kết quả

ảng 2 7 Thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

TT Đánh giá kết quả học tập Mức độ ĐT Thứ bậc Tốt Đạt Không đạt SL SL SL SL SL SL 1 Đánh giá thường xuyên 86 62.3% 40 29.0% 12 8.7% 2.54 1 2 Đánh giá định kì 71 51.4% 50 36.2% 17 12.3% 2.39 2 Có 62.3% ý kiến đánh giá GV thực hiện tốt đánh giá kết quả học tập, trong quá trình dạy học, giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

Có 51.4% ý kiến đánh giá GV đã thực hiện tốt việc sử dụng đánh giá quá trình. Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

55

2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt củ học sinh tiểu học ở các trƣờng tiểu học thành phố trƣờng tiểu học thành phố ắc Kạn tỉnh ắc Kạn

2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học thành phố trường tiểu Tiếng Việt của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học thành phố trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 1) chúng tôi tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, kết quả ở bảng sau:

Nội dung quản lý được quan tâm thường xuyên thực hiện là “Quán triệt và yêu cầu giáo viên nắm vững phân phối chương trình, nội dung bài dạy theo chương trình GDPT 2018” (2.54 điểm). Thầy H.K.A (phó hiệu trưởng trường tiểu học Xuất Hóa) cho biết:“đối với lớp 1, CBQL quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chính là quản lí việc giáo viên xác định mục tiêu bài học, môn học được thể hiện trong Kế hoạch bài dạy. Việc xác định mục tiêu từng bài học cần căn cứ trên mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018. ên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả chương trình thì C Q yêu cầu giáo viên phải hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, GV phải nắm vững tính đặc thù bộ môn để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp”.

Tuy nhiên, có 52.2% ý kiến đánh giá “Phối hợp với các tổ chuyên môn để quản lý chương trình” chưa thường xuyên thực hiện (mức trung bình 2.33 điểm). Hiện nay, các trường tiểu học thành phố ắc ạn đã lựa chọn bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" áp dụng vào giảng dạy,trong bộ sách này, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.

56

ảng 2 8 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chƣơng trình dạy học môn Tiếng Việt

TT Quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học Mức độ ĐT Thứ bậc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)