Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn

a/ Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp C Q đánh giá đúng năng lực và công sức mà GV đã đầu tư học tập và rèn luyện; đồng thời giúp GV có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Bên cạnh đó, việc đánh giá giúp C Q nhìn nhận đúng năng lực của đội ngũ hiện có, từ đó công tác tổ chức cán bộ được thực hiện tốt hơn.

Nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học môn tiếng Việt thực hiện theo đúng mục tiêu và kế hoạch dạy học môn tiếng Việt đã đề ra đồng thời giúp Hiệu trưởng và giáo viên có những biện pháp kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học môn môn tiếng Việt cho phù hợp với năng lực của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường tiểu học.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt trên lớp của giáo viên thông qua việc kiểm tra bài soạn, đặc biệt là thông qua dự giờ thường xuyên và đột xuất của các giáo viên.

Sau dự giờ có kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần trao đổi những thông tin cần thiết tới giáo viên được dự giờ sau khi đã thống nhất đánh giá với các tổ trưởng chuyên môn nhằm giúp giáo viên nhận rõ được ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục để họ điều chỉnh hoạt động dạy trên lớp một cách thoải mái, tự giác với tinh thần cầu tiến.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về: xếp loại thi đua của tổ, nhóm chuyên môn, của GV và đánh giá kết quả dạy học

82

và giáo dục HS. Trong đó, cần chú trọng nhiều đến các tiêu chí về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong chuẩn giờ lên lớp của môn Tiếng Việt. Sau đó, C Q thường xuyên tiến hành theo dõi tiến trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, kiểm tra, đánh giá kết quả theo tuần, tháng, học kì và năm học. Bên cạnh đó, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng những việc đã làm và chưa làm được là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình thực hiện, các trường cần phải chú ý đảm bảo tính công bằng, khách quan khi đánh giá.

Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá thực hiện dạy học môn tiếng Việt thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường và yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Để chuẩn kiểm tra, đánh giá này thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường, khi xây dựng CBQL phải đảm bảo các tiêu chí như: tin cậy, khách quan và công bằng. Đồng thời, khi tổ chức thực hiện phải dựa trên chuẩn đã xây dựng theo chương trình GDPT 2018.

Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận, tăng cường sự giám sát lẫn nhau của GV trong việc thực hiện dạy học môn tiếng Việt. Hiệu trưởng cần kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận. Bên cạnh việc kiểm tra của đội ngũ chuyên trách, nên tăng cường sự giám sát lẫn nhau của GV để hoạt động dạy học môn tiếng Việt đạt kết quả tốt hơn.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo xác định nội dung, kế hoạch giám sát, đánh giá, yêu cầu cần đạt và thời gian thực hiện từng nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường nói chung và kế hoạch dạy học môn tiếng Việt nói riêng.

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường và chương trình dạy học môn tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018, có

83

năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học.

Các lực lượng tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học nói chung dạy học môn tiếng Việt nói riêng ở các trường tiểu học phải có năng lực giám sát, đánh giá.

Các kết quả giám sát, đánh giá phải được sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt.

Giáo viên môn tiếng Việt phải có năng lực tự kiểm tra, tự giám sát và điều chỉnh quá trình triển khai thực hiện chương trình dạy học.

3.2.4. Tăng cường đầu tư và chỉ đạo s dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt ở các nhà trường

a/ Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của giải pháp quản lý này nhằm bảo đảm cơ sở vật chất và nguồn tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản của dạy học môn tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Phát triển cơ sở vật chất bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và tiện ích cho dạy học môn tiếng Việt: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hóa, bao gồm phòng học, tủ sách văn học; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực kể cả quá trình dạy học môn tiếng Việt trên lớp và tự học của học sinh; xây dựng kho bài giảng điện tử, kết nối với các trường bạn để chia sẻ thông tin, chia sẻ bài giảng, thiết bị để phục vụ quá trình giảng dạy; trang bị phương tiện làm việc thiết bị thí nghiệm, điều kiện trải nghiệm cho cả trò và thầy trong dạy học tiếng Việt.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm kê, đánh giá thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho từng năm học; chỉ đạo các khối lớp, tổ bộ môn trong trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bố sung cơ sở vật

84

chất cần thiết phục vụ công việc, chú ý xây dựng các phòng học với trang thiết bị đảm bảo phục vụ dạy học theo tiếp cận năng lực.

Xây dựng môi trường an toàn cho HS học tập đó là sự an toàn thoải mái về tâm lý, HS không bị áp đặt kiến thức mà được tự do bày tỏ, phát biểu ý kiến, được tôn trọng. Muốn có môi trường học tập an toàn trước hết phải giáo dục về nhận thức cho HS về an toàn, không gây áp lực căng thẳng cho HS, lắng nghe tâm tư của HS, chia sẻ, thấu hiểu, khuyến khích động viên như một người bạn thân thiết tạo cho các em niềm tin tưởng. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đảm bảo an ninh và an toàn cho HS khi đến lớp.

huyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.

Đây là một nội dung rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục miền núi khi điều kiện dạy và học còn thiếu thốn rất nhiều, đã và đang được các cấp quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo. Việc làm đồ dùng dạy học gắn liền với đối tượng là hết sức cần thiết, qua thực tế giảng dạy, nhà trường và giáo viên xác định cụ thể loại đồ dùng dạy học nào cần phải làm thêm để phục vụ giảng dạy từng bài cho học sinh.

Có chính sách khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, gắn việc tự làm đồ dùng dạy học với công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm tổ chức các cuộc thi “ Đồ dùng, đồ chơi dạy học tự tạo” tạo thành phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học của các nhà trường.

Tăng cường tự chủ tài chính, huy động các nguồn thu, cân đối thu - chi, bảo đảm kinh phí chi cho GV, cho hoạt động chuyên môn và quản lý hoạt động giáo dục: Chủ động xây dựng dự toán ngân sách 5 năm và hằng năm đáp ứng yêu cầu cân đối thu - chi như mục tiêu nêu trên nhằm bảo đảm quy mô phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, định hướng như sau: Dự toán thu, xác định các nguồn chủ yếu: Ngân sách Nhà nước cấp theo định mức/đầu học sinh trên cơ sở thực hiện chỉ tiêu tuyên sinh mà phòng GD&ĐT giao hằng năm học và từ học phí; Nguồn thu từ hiến tặng, tài trợ, quà biếu, đầu tư; Nguồn thu từ kinh phí đầu tư và các nguồn thu khác; Dự toán chi, bảo đảm cân đối chi

85

như mục tiêu nêu trên. Trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước quy định, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm đầy đủ các khoản chi và định mức chi phù hợp với thực tế, có định mức; khuyến khích hoạt động đào tạo bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ GV giỏi, GV có bằng cấp đào tạo vượt chuẩn.

Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị: Máy chiếu, bảng thông minh, hệ thống âm thanh các loại sách giáo khoa, sách tham khảo.... Quản lý thư viện theo phần mềm để phục vụ tốt cho hoạt động dạy học. Thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên cho cán bộ thư viện nhằm đảm bảo khâu quản lý, sử dụng và vận hành phòng học bộ môn, phòng thư viện.

Cung cấp các trang thiết bị về công nghệ để giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng Việt, đặc biệt khuyến khích những giáo viên có sự sáng tạo linh hoạt trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào từng bài dạy cụ thể.

Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản trang thiết bị dạy học tiếng Việt. Thiết bị dạy học vừa là công cụ phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học vừa là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới hoạt động dạy học. Thiết bị dạy học phải phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng có hiệu quả giúp học sinh quan sát dễ hiểu, chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng, tạo hứng thú học cho học sinh, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

c/ Điều iện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng có quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn (theo năm học) để đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học môn tiếng Việt, trong đó có sắp xếp thứ tự ưu tiên cụ thể, hợp lý.

- àm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực vận động sự đóng góp nguồn lực của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội và nhân dân địa phương vào mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học môn tiếng Việt.

86

- Thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác thiết bị trường học để nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho C Q và giáo viên các nhà trường.

3.2.5. Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ã hội để tạo điều iện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

a/ Mục tiêu của biện pháp

Thông qua sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra một chu trình học tập tốt nhất cho mỗi học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn tiếng Việt nói riêng cho học sinh tiểu học.

b/ ội dung và cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức, xác định vai tr , nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Hàng năm, hiệu trưởng tổ chức Hội nghị Hội đồng giáo dục cần mời thêm Đảng uỷ, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương và Hội cha mẹ học sinh cùng dự. Nội dung hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương; vai trò của từng lực lượng giáo dục và sự cần thiết phải phối hợp giữa các lực lượng đó.

Ngoài ra, tại các diễn đàn chung khác tại địa phương (giao ban định kỳ với chính quyền và các thôn bản, họp phụ huynh học sinh…), cần phải tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phải chỉ rõ trách nhiệm của cộng đồng, của gia đình chăm lo cho giáo dục không có nghĩa là chỉ chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và vận động cho trẻ đến trường học, mà còn phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho trẻ học tập ở nhà; Các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng cho trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, qua đó trẻ được vận hành thường xuyên tiếng Việt, giúp trẻ phát triển vốn từ Tiếng Việt và phát triển các kỹ năng nghe, nói.

87

Hiệu trưởng xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học.

Hiệu trưởng chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh... xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.

Trong cơ chế này, Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân của sự phối hợp, chủ động xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ; thảo luận với gia đình học sinh và các lực lượng xã hội để thống nhất về nội dung và hình thức thực hiện.

* Một số biện pháp chủ yếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

- Thăm gia đình học sinh: Đây là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh, để giáo viên hiểu được hoàn cảnh gia đình học sinh, cùng gia đình có những phương pháp và hình thức tác động phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học Tiếng Việt cho học sinh.

- Mời cha mẹ học sinh đến trường: Hình thức này thường được sử dụng để phụ huynh học sinh vừa được biết về môi trường học tập của con em mình, vừa được giáo viên thông báo về kết quả học tập cũng như việc thực hiện nền nếp, quy định của nhà trường của các em, giúp hai bên có thêm nhiều thông tin, tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giáo dục và dạy học cho học sinh.

- Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã có các chủ trương, nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục tại địa phương. Trong đó cụ thể hoá nhiệm vụ, vai trò của từng tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong việc phối hợp cùng ngành Giáo dục thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn; Tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục như: Hội nghị về công tác phổ cập giáo dục, hội nghị về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia…Thông qua những hoạt động này nâng cao nhận thức về ý nghĩa và trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc phối hợp với các nhà trường để thực hiện công tác giáo dục tại địa phương.

88

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể ( Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học...) để kết hợp giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt; tăng cường bổ sung các nguồn quỹ ủng hộ giáo dục... góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy chất lượng giáo dục đi lên.

- Phối hợp để tổ chức ngoại khóa, học tập theo chủ đề, tổ chức cho học sinh học tập theo dự án với các hình thức học khác nhau:

Để phù hợp với yêu cầu chương trình GDPT2018, giáo viên phải đề ra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)