Kiểm tra mã số hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 26 - 28)

- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết

1.2.4.2. Kiểm tra mã số hàng hóa nhập khẩu

Mã số hàng hóa được xem như con số định danh một hàng hóa nhất định. Vì thế, việc kiểm tra mã số hàng hóa cần được tuân thủ theo những yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Kiểm tra cần xác định được mã số hàng hóa rõ ràng, đầy đủ,

chính xác theo mức độ chi tiết hàng hóa của mặt hàng cần phân loại tại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, cần đối chiếu theo danh mục hàng hóa mà

quốc gia quy định dựa vào sự cung cấp của nước xuất khẩu, hoặc thông tin tổng hợp của quốc gia nhập khẩu.

- Thứ hai: Kiểm tra mã số hàng hóa nhập khẩu phải đối chiếu tên hàng, mã số

hàng hóa khai báo với tên hàng, mã số tại danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại trong lĩnh vực nhập khẩu, danh mục hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai. Thu thập thông tin về mã hàng, thu thập thông tin trên tờ khai hải quan, xác định trên cơ sở dữ liệu quốc gia để đối chiếu với mã số hàng hóa mà doanh nghiệp, chủ hàng khai khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.

1.2.4.3. Kiểm tra số lượng hàng hóa nhập khẩu

Kiểm tra số lượng hàng hóa nhập khẩu có phù hợp với tờ khai của doanh nghiệp là cách thức, phương pháp có thể tổng hợp được số lượng thực tế chính xác các hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu, nhằm thực hiện các quy định của pháp luật hải quan và pháp luật khác, từ đó có thể đánh giá sự tuân thủ quy định về chính sách thuế, kiểm soát nguồn gốc sản phẩm và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Thực tế cho thấy, hàng hóa nhập khẩu hiện nay rất đa dạng. Do đó, cán bộ hải quan phải kiểm tra số lượng hàng hóa nhập khẩu thông qua việc xác minh hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan, các thông tin về số lượng ghi trong hợp đồng, ghi trong tờ khai tính thuế để kiểm soát gian lận. Đồng thời đó là cơ sở để tăng cường tính minh bạch trong thực thi chính sách quản lý mặt hàng, xác định trị giá hải quan nhằm đảm bảo các chính sách về thuế, thu đủ trong quá trình kiểm tra hải quan, xác định số lượng giúp thống kê xuất nhập khẩu chính xác...

Từ nội dung kiểm tra trên, để tăng hiệu quả đối với hoạt động này, pháp luật hải quan hiện nay gồm các cách thức kiểm tra:

- Kiểm tra qua thông tin trên tờ khai hải quan: Thông tin trên tờ khai hải quan là những thông tin do doanh nghiệp hoặc các chủ thể hợp pháp khác cung cấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Chủ thể khai báo thực hiện các thủ tục hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng quy định và đúng hạn các

thông tin và những yêu cầu bắt buộc khi thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Với việc kê khai này, cơ quan hải quan có thể xác định được số lượng hàng hóa do doanh nghiệp tự xác nhận để hải quan có căn cứ kiểm tra, xác minh tình hình chấp hành pháp luật nhập khẩu đối với hàng hóa doanh nghiệp kê khai.

- Kiểm tra trên cơ sở xác định số lượng thực tế: Kiểm tra số lượng thực tế hàng hóa nhập khẩu đã tồn tại từ lâu. Hoạt động kiểm tra này thường được thực hiện do công chức hải quan hoặc lực lượng kiểm tra theo quy định của pháp luật từng quốc gia. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay các hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu việc áp dụng đa dạng cách thức kiểm tra số lượng là yêu cầu căn bản. Mặc dù kiểm tra số lượng thực tế không được khuyến khích trong thực hiện thủ tục hải quan hiện đại nhưng đây cũng là cách để giúp nhà nước quản lý tốt đối với hàng hóa nhập khẩu liên quan đến số lượng, hài hòa các biện pháp kiểm soát khi thực thi pháp luật hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w