- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết
2.3.3. Thực trạng hình thức, công cụ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép,
theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị
* Về hình thức kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị:
Để kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện có hiệu quả, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã áp dụng 03 hình thức:
- Kiểm tra hồ sơ Hải quan điện tử trên hệ thống VINACC/VCIS
- Kiểm tra chứng từ giấy gắn trên ECUS hoặc chứng từ gốc tại bàn làm việc - Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chi cục luôn thực hiện ba hình thức nêu trên linh hoạt và đồng thời để việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đạt hiệu quả cao.
* Về công cụ, dụng cụ, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục:
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị luôn nhận thấy công cụ, dụng cụ, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa là một nhân tố quan trọng góp phần vào hiệu quả của công tác thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục.
Từ ngày 02/09/2014 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử, đây là công cụ có ý nghĩa thiết thực trong đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian thông quan và nâng cao tính khách quan và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan; cho đến nay hơn 90% hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục ở Chi cục đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Kể từ khi Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị áp dụng hình thức, công cụ bằng công nghệ thông tin khi triển khai các thủ tục hải quan điện tử như các phần mềm hải quan điện tử: VNACCS/VCIS, ECUS5, KT 559, Hệ thống e-Customs,… có thể khẳng định các hệ thống phần mềm điện tử này đã mang lại hiệu quả lớn
trong cải cách, hiện đại hóa hải quan, giúp cho việc quản lý và kiểm tra hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục được nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Về tổng quan, đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, các hệ thống phần mềm hải quan này được kết nối tự động với Cơ chế một cửa quốc gia. Qua đó cán bộ công chức hải quản của Chi cục có thể quản lý được các mã số hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các loại mã hàng sản phẩm nằm trong danh mục xin giấy phép, điều kiện xuất nhập khẩu của các bộ ban ngành. Đồng thời, các hệ thống phần mềm này cũng giúp loại bỏ khá triệt để các tác nghiệp thủ công, sử dụng văn bản giấy trong một số công đoạn nghiệp vụ của công chức. Nhờ đó, các cán bộ công chức của Chi cục tập trung lực lượng cho hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa để so sánh với mã số, chủng loại,… kiểm soát đốivới những lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm có rủi ro cao, tránh việc kiểm tra, kiểm soát tràn lan, nâng cao hiệu quả phương thức quản lý rủi ro - một bước đi cụ thể trong áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan hiện đại.
Một ý nghĩa thiết thực khác khi Chi cục sử dụng công cụ công nghệ thông tin là các hệ thống phần mềm hải quan điện tử, trên cơ sở vận dụng tốt công cụ pháp luật và các phương tiện kỹ thuật đã góp phần tinh gọn, tinh giản về tổ chức, biên chế, nhưng vẫn nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình hoạt động. Mặt khác, thông qua việc sử dụng Hệ thống hải quan điện tử tại Chi cục còn giúp doanh nghiệp kinh doanh được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng hồ sơ hàng hóa nhập khẩu có được cấp phép thông quan từ Chi cục với từng lô hàng, từng container, để giảm thiểu rủi ro trong thực hiện thủ tục giao, nhận hàng so với thực hiện bằng chứng từ giấy; nâng cao uy tín, tăng khả năng tiếp nhận, khai thác hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, đối với doanh nghiệp XNK, Hệ thống trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu 24/24 giờ giúp doanh nghiệp hoàn toàn chủ động kế hoạch giao nhận hàng hóa tại Chi cục, không phụ thuộc vào thời gian làm việc của Chi cục và giúp cắt giảm thủ tục xuất trình chứng từ giấy để cán bộ công chức của Chi cục kiểm tra, xác nhận hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện có thể thông quan.