Hình thức và công cụ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 31)

- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết

1.2.5.Hình thức và công cụ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tạ

phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan

- Hình thức kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan được thực hiện rất linh hoạt theo 03 hình thức:

+ Kiểm tra hồ sơ trên hệ thống điện tử VNACC/VCIS

+ Kiểm tra chứng từ giấy qua hệ thống ECUS hoặc chứng từ gốc tại bàn làm việc + Kiểm tra thực tế hàng hóa.

Theo phân cấp quản lý từ Cục Hải quan, Chi cục hải quan căn cứ thực tế, dấu hiệu nghi vấn, thông tin thu thập được về đối tượng kiểm tra, thời hạn cho phép kiểm tra theo quy định của pháp luật, nội dung cụ thể của từng vấn đề cần kiểm tra để quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu một cách phù hợp.

Thông qua các tờ khai bằng giấy hoặc tờ khai điện tử của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Các cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra trên hệ thống phần mềm điện tử hoặc chứng từ gốc về hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu và kiểm tra thực tế hàng hóa mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã khai trong các tờ khai hải quan.

- Công cụ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa:

Xét về mặt kinh tế xã hội thì Cục Hải quan với tư cách là chủ thể quản lý cần sử dụng những công cụ quản lý nhất định để tác động lên các đối tượng và khách thể

quản lý. Trong phạm vi thực hiện quản lý của mình nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo đúng giấy phép, điều kiện đã được các cơ quan hữu quan phê duyệt trong bảng danh mục các sản phẩm hàng hóa được phép nhập khẩu, Cục Hải quan sẽ chỉ đạo hoặc phân quyền cho các Chi cục Hải quan sử dụng các công cụ để kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định với những công cụ cơ bản như sau:

Pháp luật: Có thể xem đây là một công cụ quan trọng và chủ yếu của Chi cục Hải quan để kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa. Pháp luật là hệ thống các quy phạm tức là quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của nhà nước. Pháp luật trong ngành hải quan với công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu bao gồm “luật thủ tục” và “luật nội dung” với hai bộ phận cơ bản là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động của cơ quan hải quan (luật thủ tục) như các quy trình thủ tục hải quan, quy trình KTHSHHNK, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đối tượng quản lý, quy trình về xử lý vi phạm trong lĩnh vực hải quan, hệ thống quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ quan hải quan do các cơ quan nhà nước hữu quan ban hành (luật nội dung) như các chế độ chính sách quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, quyền và nghĩa vụ các bên pháp nhân, chế độ kinh doanh mậu dịch, chế độ tạm nhập tái xuất, quá cảnh phương tiện hàng hóa tại cửa khẩu… Đặc biệt với từng thời kỳ cụ thể, các bộ ban ngành sẽ có những điều chỉnh trong danh mục, chủng loại sản phẩm và yếu tố kỹ thuật, công nghệ đối với các hàng hóa nhập khẩu để phù hợp với tình hình thực tế sản xuất trong nước và quốc tế.

Bộ máy công nghệ: Là một công cụ mà các Chi cục hải quan thường xuyên sử dụng trong công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu. Thông qua việc sử dụng các hệ thống của ngành hải quan như hải quan điện tử hay các phần mềm khai báo hải quan điện tử: VNACCS/VCIS, Hệ thống e-Customs,… sẽ giúp cho cán bộ công chức hải quan thuận tiện trong việc tiếp nhận hồ sơ khai báo hải quan và tra cứu các sản phẩm nhập khẩu hàng hóa của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nằm trong

danh mục hàng hóa được cho phép và có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không. Mặt khác, bằng việc sử dụng công cụ là hệ thống thông tin sẽ giúp cho cán bộ công chức hải quan có những thông tin cần thiết nhất về doanh nghiệp như tình hình tài chính, nợ hay không nợ thuế của doanh nghiệp,… vì nếu thiếu thông tin thì việc xác định kiểm tra hồ sơ hải quan cũng như tiến hành kiểm tra không có đủ căn cứ, thiếu tính chính xác. Nguồn thông tin có thể được tạo từ nhiều nguồn khác nhau như từ cấp Tổng cục Hải quan mà cụ thể là từ Cục Hải quan các địa phương, thông tin từ các cơ quan trong khối tài chính như cơ quan thuế nội địa, kho bạc, các ngân hàng thương mại, đơn vị đại lý giao nhận, công an kinh tế, sở kế hoạch đầu tư cung cấp thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ban quản lý các khu kinh tế và nhiều nguồn khác có liên quan đều được các phần mềm hải quan điện tử cập nhập thường xuyên.

Chi cục Hải quan cần được trang bị phương tiện cần thiết để đảm bảo phục vụ công tác kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa như máy tính, máy fax, máy scan, các chương trình/phần mềm nghiệp vụ của ngành hải quan, hệ thống mạng internet, … đây đều là những công cụ và là điều kiện cơ bản nhất về phương tiện kỹ thuật trong các hoạt động của các Chi cục Hải quan trong việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 31)