Nguyên nhân của những điểm yếu về kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 84 - 88)

- Đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm

2.4.4. Nguyên nhân của những điểm yếu về kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy

Nghị

- Nguyên nhân từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị:

Một là, đội ngũ cán bộ hải quan của Chi cục thực hiện kiểm tra hồ sơ hàng

hóa nhập khẩu còn mỏng về số lượng, chưa đáp ứng được kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng, thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp gây nên tình trạng bỏ lọt những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, lợi dụng thiếu hụt nhân lực để trốn tránh nghĩa vụ kiểm soát và vi phạm quy định của nhà nước trong kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, trình độ cán bộ, công chức của Chi cục không đồng đều, đặc biệt là tin học và ngoại ngữ, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý hải quan nói chung, cũng như việc thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ hải quan đối với nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nói riêng.

Hai là, cơ sở vật chất và trang thiết bị như máy tính cấu hình cao, tốc độ

đường truyền internet còn thấp, đặc biệt về thiết bị chuyên môn dùng cho việc đo đạc kiểm tra hàng hóa còn thiếu rất nhiều, thường xuyên phải sử dụng thiết bị của doanh nghiệp, hạ tầng cơ sở phục vụ cho công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp... chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tình hình trên gây rất nhiều khó khăn cho Chi cục trong quá trình hoạt động.

Ba là, công tác cập nhật số liệu tờ khai còn xảy ra tình trạng thiếu thông tin

trên tờ khai hải quan như: cập nhật thiếu số liệu về tính thuế của từng dòng hàng đối với một số tờ khai nhập kinh doanh có thuế; cập nhật sai tỷ giá tính thuế. Vì hiện nay, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, trong đó có một bộ phận doanh nghiệp chưa có kế hoạch dài hạn. Do đó chưa nghiên cứu sâu và đầy đủ các văn bản quy định về thủ tục hải quan và các văn bản pháp luật hiện hành khác dẫn đến tình trạng vẫn mắc phải những sai phạm thiếu sót không đáng có. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không ổn định và bền vững; cá biệt có doanh nghiệp sau khi thành lập nhập khẩu được vài lô hàng thì sát nhập, giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi dẫn đến còn nợ thuế với số lượng lớn, gây khó khăn cho Chi cục khi truy đòi nợ thuế. Tính tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao, có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của chính sách nhằm mục đích trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách.

Bốn là, công tác phối hợp, hỗ trợ kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu giữa

ngành hải quan nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị nói riêng với các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, vai trò dẫn đến thủ tục còn vướng mắc, cản trở và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

Năm là, hệ thống quản lý rủi ro và công tác kiểm soát tên hàng, mã hàng, số

lượng, chất lượng và xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong hồ sơ của doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ. Việc cập nhật các văn bản để chỉ dẫn rủi ro trên tờ khai Hải quan còn chưa chi tiết, cụ thể, rõ ràng và chính xác. Văn bản các bộ, ngành liên quan đến kiểm tra hàng hóa nhập khẩu còn chồng chéo, chưa phân định rõ ràng, cụ thể đối với các mặt hàng phải kiểm tra theo giấy phép, điều kiện. Công tác thực hiện phổ biến pháp luật hải quan, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức pháp luật hải quan, pháp luật xuất nhập khẩu và các vấn đề pháp lý, thực tiễn về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu theo pháp luật hải quan còn chưa sâu rộng nên việc tuân thủ của doanh nghiệp cũng như lực lượng kiểm soát, người dân còn mơ hồ, gây khó khăn trong thực tiễn.

- Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài:

Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển kinh tế, xã hội

Sự vận động phát triển kinh tế, xã hội là tất yếu. Trong quá trình quản lý xã hội hệ thống pháp luật đã có những điều chỉnh có tính phù hợp ổn định và toàn diện. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc liên kết thương mại và trao đổi giao lưu văn hóa, xã hội đã thiết lập các quan hệ quốc tế thông qua các điều ước quốc tế ngày càng tăng. Điều này tác động lớn đối với việc ban hành chính sách, hệ thống pháp lý trong hải quan nói chung và kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Do đó, một số nội dung tồn tại liên quan đến sự vận động, phát triển kinh tế xã hội chưa phù hợp, hài hòa và đồng bộ khi thực thi tại Việt Nam trong lĩnh vực hải quan và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là những nguyên nhân khách quan của những hạn chế và tồn tại.

Thứ hai, sự thay đổi các quan hệ kinh tế, lượng hàng hóa lưu thông và chính

sách quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đòi hỏi pháp luật hải quan phải có sự điều chỉnh, thay đổi liên tục, các vấn đề thực tiễn nảy sinh

có tính phức tạp thường xuyên, hệ thống pháp luật quốc tế và các quốc gia đa dạng nên một số quy định vẫn còn tồn tại bất cập. Mặt khác, hoạt động thương mại nhập khẩu phát triển nhanh kéo theo hệ thống pháp luật điều chỉnh liên quan chưa kịp thời tạo nên những khó khăn khi thực hiện của cơ quan kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thứ ba, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến hải

quan đòi hỏi tuân theo những thủ tục quy định chặt chẽ. Trong khi đó hàng hóa nhập khẩu từ các nước càng pháp triển nên sự phản ánh và điều chỉnh có những hạn chế nhất định. Một số quy định pháp luật hải quan chưa tương thích với hệ thống pháp lý về thương mại, đầu tư, thuế xuất nhập khẩu cũng là nguyên nhân làm cho công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục còn khó khăn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA

KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w