- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết
1.2.6. Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hả
kiện tại Chi cục Hải quan
Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan thường được ban hành kèm theo bởi một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông thường là quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục hải quan.
Trước ngày 28/3/2014, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định 3046/QĐ-TCHQ, từ sau ngày 28/3/2014 thì áp dụng theo quy trình 988/QĐ-TCHQ. Nhìn chung các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu từ đó có thể thông quan hàng hóa gồm các bước sau:
Bảng 1.1: Các bước kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu Các bước kiểm tra Chủ thể kiểm tra Nội dung kiểm tra
Tiêu chí kiểm tra Hình thức
kiểm tra kiểm traCông cụ
Bước
1 Hệthống
Hồ sơ hải quan điện tử
- Dữ liệu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đầy đủ, phù hợp
Tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử. Hệ thống VNACC/VCIS tự động Bước 2 Cán bộ công chức Kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy (nếu có)
- Các chứng từ, hồ sơ hải quan điện từ và chứng từ giấy (nếu có), kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
Kiểm tra trên hệ thống thông quan điện tử. - Hệ thống VNACC/VCIS - Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ECUS - Hệ thống một cửa quốc gia
Bước 3 Cán bộ công chức - Hàng hóa nhập khẩu
- Kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng
- Kiểm tra qua máy móc, thiết bị kỹ thuật - Kiểm tra thủ công - Máy soi hàng hóa - Mắt thường Bước 4 Cán bộ công chức Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu
- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp. - Xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản
- Hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp. Công chức hải quan sẽ thực hiện việc xác thuế nhập khẩu; Xác nhận tình trạng hàng hóa và hoàn chỉnh hồ sơ. Thông qua hệ thống Kế toán thuế KT559 Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.1: Quy trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan, phân
luồng tờ khai hồ sơ.
Sau khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khai báo hải quan trên hệ thống khai báo hải quan điện tử, hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan và xử lý trên hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.
- Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp sẽ được hệ thống tự động phản hồi cho người khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;
- Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phân luồng tờ khai.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan, phân luồng tờ khai hồ sơ. Cán bộ hải quan sẽ báo cáo lãnh đạo Chi cục hải quan để được phân công thực hiện.
Khi nhận được tờ trình từ cán bộ hải quan, lãnh đạo Chi cục hải quan sẽ phân công cho công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai. Đồng thời, chỉ đạo các nội dung công chức hải quan cần
kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức hải quan kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng “Tạm dừng” và “Hủy tạm dừng”. Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.
Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục. Công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, thông tin tờ khai hải quan trên hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện người khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu thực hiện:
- Trường hợp công chức hải quan có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng “Chỉ thị” của Hải quan và làm tiếp thủ tục theo quy định.
- Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”.
Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và chuyển hồ sơ sang Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện tính lại thuế trên cơ sở hồ sơ Bước 3 chuyển về, thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan”. Nếu quá 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo sửa đổi, bổ sung và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải
quan không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì công chức hải quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung và ấn định thuế và thực hiện tiếp các thủ tục.
Đối với tờ khai khai vận chuyển kết hợp được phân luồng đỏ, sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hợp lệ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs để Bước 3 thực hiện kiểm tra. Thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất Chi cục trưởng quyết định lựa chọn 01 địa điểm kiểm tra tập trung thuộc địa bàn của Cục Hải quan để yêu cầu Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, lập 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo Mẫu số 9 Phụ lục kèm theo Quy trình này. Niêm phong hồ sơ hải quan bao gồm: 01 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa và toàn bộ hồ sơ hải quan sao y bản chính, giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngay sau khi bàn giao hồ sơ cho người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tiến hành fax Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa đến Chi cục nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Đối với những hàng hóa nhập khẩu cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện (số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo Chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể) và chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa.
Sau khi nhận được sự chỉ đạo từ lãnh đạo Chi cục, công chức hải quan trực tiếp thực hiện miễn kiểm tra, kiểm tra một phần hay kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng
bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ khác. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng.
Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế nhập khẩu so với các quy định của pháp luật, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế. Trong trường hợp Hệ thống hải quan có đưa ra các tiêu chí nhằm mã hóa kết quả kiểm tra, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa phải xác nhận kết quả kiểm tra theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tử phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Chi cục nhưng khác địa điểm đăng ký tờ khai mà địa điểm đó chưa có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” sau đó cập nhật kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định (trường hợp hàng thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để tính lại thuế).
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đúng với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện
+ Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
+ Trường hợp tờ khai có đề nghị giải phóng hàng, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các công việc như quy định về giải phóng hàng theo quyết định 988/QĐ-TCHQ.
+ Trường hợp tờ khai có yêu cầu mang hàng hóa về bảo quản, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo các công việc như quy định đối với việc mang hàng về kho bảo quản theo quyết định 988/QĐ-TCHQ.
Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu
Ở bước này công chức hải quan sẽ thực hiện việc thu thuế nhập khẩu; xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản và hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp.
- Thu thuế
Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu 01 bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế
- Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ
Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của 01 Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng.
Trường hợp khu vực giám sát chưa triển khai Hệ thống VNACCS, công chức được giao nhiệm vụ in 01 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luồng xanh trên Hệ thống e-Customs, đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của Tờ khai in. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, in Bảng kê số container đính kèm tờ khai và đóng dấu giáp lai toàn bộ Bảng kê với Tờ khai in giao cho người khai hải quan để xuất trình tại khu vực giám sát. Nhận lại Tờ khai xuất khẩu đã được xác nhận qua khu vực giám sát do người khai hải quan xuất trình để cập nhật vào Hệ thống e-Customs.
Trường hợp Hệ thống tại khu vực giám sát gặp sự cố, in Bảng kê số hiệu kiện, container, phương tiện chứa hàng của tờ khai quy định tại Bước 5 dưới đây, ký tên, đóng dấu công chức để đính kèm tờ khai bản in giao người khai hải quan.
- Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và