Về công tác kiểm tra thực tế hàng hóa (Bước 3)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 73)

- Ba là, đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết

2.3.4.3. Về công tác kiểm tra thực tế hàng hóa (Bước 3)

Sau khi nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, công chức hải quan thuộc Đội thủ tục hàng hóa XNK phối hợp với Đội giám sát và kiểm soát hải quan của Chi cục được phân công trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo Chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Dựa vào mức độ kiểm tra và tiêu chí kiểm tra, công chức hải quan của Chi cục thực hiện kiểm tra thực tế bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ khác. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử, định mức nguyên liệu vật tư; đối chiếu hàng hóa với mẫu lưu của nguyên liệu hoặc mẫu sản phẩm theo từng loại hình tương ứng.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, công chức hải quan của Chi cục chủ yếu kiểm tra các nội dung:

- Kiểm tra tên hàng:

Quá trình kiểm tra tên hàng hóa nhập khẩu trên thực tế đã có sự phối hợp tích cực giữa Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị và các đơn vị kiểm soát chuyên ngành, đơn vị quản lý hành chính đã tạo được thuận lợi đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, giúp Chi cục thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảm bảo đúng yêu cầu, đúng pháp luật, đúng mục tiêu và định hướng đặt ra. Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của thị trường XNK, một số bất cập trong thực hiện pháp luật hải quan về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị đã phát sinh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở về chính sách, quy định pháp luật, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác để vi phạm khi kê khai thông tin tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, gây ra những bất cập đối với việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan. Vẫn còn xuất hiện tình trạng doanh nghiệp không khai hoặc khai sai về tên hàng trong danh mục hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo

quy định, khai không đầy đủ tên hàng gây ra sự nhầm lẫn, khó hoặc phân biệt sai hàng này với hàng khác còn tồn tại. Mặt khác, đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện, mặc dù đã có hệ thống các quy định khá chặt chẽ để hạn chế những vi phạm liên quan đến tuân thủ pháp luật về tên hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, do tác động của lợi nhuận, các doanh nghiệp đã sử dụng các hành vi, thủ đoạn nhằm thoát khỏi hoặc qua mặt hệ thống, công cụ, nhân lực kiểm soát khi hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới. Những hành vi này đã tác động gây ảnh hưởng đến sự tuân thủ hệ thống pháp luật hải quan đối với tên hàng hóa, vi phạm nguyên tắc quản lý, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.

- Kiểm tra xem hàng là hàng cũ hay hàng mới: Có thể chủ hàng sẽ lợi dụng sơ hở của cơ quan hải quan mà khai man: Hàng hóa mới khai là hàng hóa cũ đã qua sử dụng (vì giá tính thuế của hàng hóa cũ chỉ bằng 70% so với hàng hóa mới) để giảm thuế phải nộp cho Nhà nước.

- Kiểm tra mã số hàng hóa mà doanh nghiệp khai báo: Công chức hải quan của Chi cục sẽ kiểm tra và xin ý kiến Chi cục trưởng đưa ra một mã số mới cho mặt hàng đó nếu Doanh nghiệp khai báo chưa hợp lý.

+ Nếu phía doanh nghiệp đồng ý thì sẽ thống nhất áp mã số thuế đó và tính lại số thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

+ Nếu doanh nghiệp và Chi cục không đưa ra một mã chung được thì sẽ phải trưng cầu giám định nên Trung tâm phân tích phân loại để xin cấp một mã số hàng hóa thống nhất sau đó tiến hành tính lại thuế cho doanh nghiệp.

Những trường hợp phải tiến hành xác định lại mã số hàng hóa này chủ yếu là những mặt hàng mới lần đầu làm thủ tục tại Chi cục hoặc là những mặt hàng mới trên thị trường, danh giới áp mã giữa các mặt hàng chưa rõ ràng.

Trên thực tế một số doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị phải tháo rời từng linh kiện, máy móc, thiết bị làm thủ tục hải quan tại Chi cục. Điều này đòi hỏi trong công tác kiểm tra chi tiết mặt hàng này, cán bộ công chức hải quan của Chi cục buộc phải xác định được các linh kiện, máy móc đã tháo rời đó có đồng bộ hay không, có cùng một dây chuyền hay không? Đây cũng là một khó khăn cho các cán

bộ hải quan ở Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị khi thực hiện công tác này, bởi trình độ hiểu biết về các loại máy móc, thiết bị của các cán bộ vẫn còn hạn chế.

Do mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị thường là các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng khá đa dạng. Một số đối tượng sẽ lợi dụng sự sơ hở trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa của công chức hải quan để thực hiện các hành vi gian lận qua trị giá, mã số, xuất xứ… Vì đòi hỏi cán bộ hải quan của Chi cục thực hiện công tác này phải có trình độ hiểu biết, tinh thần và trách nhiệm cao.

Tuy vậy, trong thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cũng đã phát hiện một số doanh nghiệp có sự gian lận trong việc kê khai mã hàng hóa nhập khẩu khác với hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai.

Một bất cập trong quy trình này đó là không tách bạch được sự khác nhau giữa việc kiểm tra thực tế luồng xanh và luồng vàng, cụ thể:

+ Kiểm tra xác suất 10%: Đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế (hồ sơ luồng xanh, vàng) nếu cán bộ của Chi cục phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

+ Kiểm tra xác suất 5%: Để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số tờ khai thuộc luồng xanh, vàng).

Như vậy, việc kiểm tra thực tế đối với hồ sơ chuyển từ luồng xanh và luồng vàng đều bị áp dụng mức độ kiểm tra là 5% hoặc 10%.

Mặt khác, trong thời gian qua, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị công tác kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện vẫn được thực hiện thủ công nhiều, tạo ra kẽ hở không nhỏ để các cán bộ công chức hải quan nhũng nhiễu, gây phiền hà, tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; tạo cơ hội cho doanh nghiệp mua chuộc, thông đồng với cán bộ để trốn thuế, nhập khẩu hàng hóa không đúng mục đích. Hiện nay, công tác này tại Chi cục đã được thực hiện nghiêm túc hơn, do đó ý thức, trách nhiệm, trình độ của các cán bộ hải quan của Chi cục làm công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đã được cải thiện qua từng năm.

Lạng Sơn, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị đã có sử dụng nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho công tác kiểm tra hàng hóa. Nhưng trên thực tế thì trang thiết bị vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và trên 80% máy móc đã hết hạn sử dụng hay bị trục trặc hỏng hóc ảnh hưởng chất lượng công việc. Đây cũng là một vấn đề khó khăn lớn đối với Chi cục.

- Kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: Trong quá trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu ở cửa khẩu Hữu Nghị, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị đã tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện theo đúng quy định. Đối với các trường hợp nghi vấn có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị đã tích cực áp dụng pháp luật và các tiêu chí kiểm soát hiệu quả giúp ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật hải quan liên quan đến xuất xứ nhằm lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, hoặc gian lận thương mại, trong một số trường hợp đã nhanh chóng kiểm tra thực tế hàng hóa và xây dựng hệ thống thông tin điện tử để xác định nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu kịp thời.

Qua thực tiễn kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị cho thấy còn có hành vi vi phạm pháp luật hải quan, cụ thể:

Thứ nhất, khai sai xuất xứ hàng hóa: Khai sai xuất xứ hàng hoá xuất khẩu

nhập khẩu đang là vấn đề bất cập gây nên sự thất thoát của nhà nước về mặt kinh tế và vi phạm pháp luật về quản lý hàng nhập khẩu. Các hành vi vi phạm biểu hiện như khai báo xuất xứ của nước được ưu đãi về thuế nhưng thực tế hàng hoá có xuất xứ từ nước không được ưu đãi về thuế. Các hành vi khai sai nêu trên dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn thuế.

Thứ hai, hiện tượng gian lận, làm giả về tờ khai xuất xứ còn phổ biến: Việt

Nam trong xu thế hợp tác mạnh mẽ về thương mại, tự do hóa thương mại trong các Hiệp định song phương và đa phương đã dành nhiều ưu đãi thuế đối với các thương nhân hoạt động xuất nhập khẩu. Lợi dụng chính sách này các doanh nghiệp cố tình vi phạm về quy tắc xuất xứ, có dấu hiệu phức tạp và tinh vi. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, từ năm 2011-2015, cơ quan hải quan nhận được 78 thư đề

nghị xác minh từ cơ quan hải quan nhiều nước và Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam. Những yêu cầu đối tác cần xác minh tập trung vào tính chính xác, hợp lệ của tờ khai xuất xứ; nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng; xác minh bộ chứng từ hải quan, đặc biệt là hóa đơn thương mại do nghi ngờ gian lận về trị giá, xuất xứ…

Việc gian lận C/O không chỉ gây thất thu thuế cho ngân sách, thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến quá trình thực hiện đối ngoại kinh tế của Việt Nam.

Bảng 2.13: Số vụ vi phạm theo các mặt hàng hóa nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị các năm 2017-2019

T T

Mặt hàng chủ yếu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số vụ vi phạm về tên hàng Số vụ vi phạm về mã HS Số vụ vi phạm về tình trạng hàng cũ, mới Số vụ vi phạm về xuất xứ hàng hóa Số vụ vi phạm về tên hàng Số vụ vi phạm về mã HS Số vụ vi phạm về tình trạng hàng cũ, mới Số vụ vi phạm về xuất xứ hàng hóa Số vụ vi phạm về tên hàng Số vụ vi phạm về mã HS Số vụ vi phạm về tình trạng hàng cũ, mới Số vụ vi phạm về xuất xứ hàng hóa 1 Vật liệu xây dựng 2 3 5 2 2 6 3 4 3 4 2 4 2 Đồ chơi, trò chơi 3 2 2 7 7 1 6 3 4 3 5 4 3 Ô tô, Máy công trình 2 4 2 3 2 2 3 5 2 3 2 4 4 Thực phẩm và bao bì thực phẩm 4 4 3 8 4 3 9 5 3 4 7 5 5 Cây trồng, Nông sản 4 5 4 8 3 5 7 5 6 5 9 4 6 Linh kiện ô tô 2 2 2 5 3 2 6 3 2 3 2 5 Tổng cộng 17 20 18 33 21 19 34 25 20 22 27 26

Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị

Theo số liệu tại bảng 2.11 cho thấy, số vụ vi phạm đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục có sự tăng giảm theo từng năm, cụ thể năm 2017 có 79 vụ vi phạm

với trị giá là 3,7 tỷ đồng, sang năm 2018 đã tăng lên 99 vụ vi phạm và số tiền vi phạm cũng lên đến 4,3 tỷ đồng, nhưng sang năm 2019 số vụ vi phạm lại giảm so với với năm 2018 chỉ còn 95 vụ, trị giá vi phạm là 4,4 tỷ đồng. Qua kết quả này cho thấy, tình trạng một số doanh nghiệp vẫn đang lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để khai không đúng mã số hàng hóa hoặc tên hàng hóa nhập khẩu không đúng quy định để trục lợi về mặt kinh tế.

Để đánh giá thực trạng quy trình Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, tác giả tiến hành khảo sát 10 doanh nghiệp với câu hỏi: Ông/bà đánh giá thế nào về Bộ máy thực hiện quy trình Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Chi cục Hải quan? (Trong đó: 1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 = Trung Bình, 4 = Tốt, 5 = Rất tốt).

Kết quả được đánh giá trên 4 tiêu chí và được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá thực trạng quy trình Kiểm tra thực tế hàng hóatại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Quá trình Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

0 0 0 2 8 4,8

2

Bộ máy vận hành đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau triển khai nhanh chóng quá trình thực hiện nhiệm vụ.

1 1 2 2 4 3,7

3

Nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí công chức tại Chi cục trực tiếp giải quyết các công việc tiếp nhận.

1 2 2 2 3 3,4

4

Thường xuyên lắng nghe, góp ý của các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm.

0 0 2 3 5 4,3

Nguồn: Kết quả khảo sát

Qua kết quả khảo sát của những người liên quan thì “Quá trình Phân công công chức hải quan trực tiếp thực hiện, số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể” được đánh gia vượt

trội với điểm trung bình lên tới 4,8. Tiếp đến là các bộ máy “luôn biết lắng nghe, góp ý của các bên liên quan” cũng được đánh giá cao là 4,3. Tuy nhiên “Nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí công chức tại Chi cục trực tiếp giải quyết các công việc tiếp nhận” không được đánh giá cao là 3,4. Vì vậy, trong thời gian tới, ban chỉ đạo cần phân rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí một cách cụ thể, chính xác để các bộ phận có thể giải quyết công việc nhanh nhất cho từng nhiệm vụ được tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w