- Đảm bảo công tác thu thuế và đôn đốc thu hồi nợ thuế, đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm
3.2.2.4. Về kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa qua việc kiểm soát xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
thực hiện quyền kiểm soát và hệ thống tích hợp kiểm soát giữa hải quan và các đơn vị được nhà nước trao quyền thực hiện kiểm soát. Cần xây dựng đầu mối kiểm soát quốc gia đối với giải pháp đồng bộ, chặt chẽ.
Thứ ba, tăng cường hệ thống chế tài đối với hành vi vi phạm về kê khai, làm giả hoặc các hành vi khác liên quan đến số lượng hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến chính sách thu thuế của Nhà nước và thực hiện chức năng thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường các chế tài về xử phạt các hành vi vi phạm đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện pháp luật về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới là cần thiết và cấp thiết.
3.2.2.4. Về kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa qua việc kiểm soát xuất xứ hàng hóanhập khẩu nhập khẩu
Thứ nhất, quy định thống nhất về cách ghi xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm đối với kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
Theo đó, một số quy định pháp luật hải quan về kiểm soát xuất xứ gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính cần được thống nhất theo hướng cụ thể rõ ràng. Xóa bỏ việc ghi không thống nhất giữa thông tin ghi bằng tiếng nước ngoài nhằm kiểm soát hiệu quả việc quản lý chính sách thuế, thống kê hải quan, đồng thời không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Thứ hai, khắc phục về vi phạm khi khai quy tắc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
thúc đẩy tự do hóa thương mại là mục tiêu ưu tiên của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt mục tiêu này cần có những hoạch định vi mô và vĩ mô, các giải pháp chiến lược từ bên trong và bên ngoài. Đối với nhập khẩu hàng hóa,
vi phạm khi khai về quy tắc xuất xứ ngày càng phổ biến ở Việt Nam, việc khai báo sai nguồn gốc xuất xứ sẽ kéo theo việc kê khai giá, ưu đãi thuế gây nên sự vi phạm pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, thất thoát ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần đưa ra giải pháp hạn chế những hành vi này như trưng cầu nguồn gốc xuất xứ tại các đơn vị chuyên môn, sử dụng thông tin cơ quan tham tán thương mại, cơ quan thường vụ thuộc sứ quán Việt Nam tại các nước cung cấp. Mặt khác, cần quy định chế tài có tính trừng phạt cao khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, hình sự và các biện pháp quản lý về thuế và hàng rào phi thuế quan đối với doanh nghiệp vi phạm.
Thứ ba, quy định rõ về tiêu chí liên quan đến hàng hóa nhập khẩu về hàng hóa có kim ngạch nhập khẩu lớn, có định lượng và phương pháp xác định cụ thể. Quy định cụ thể về các rủi ro do khai tăng trị giá nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, quy định cụ thể về trường hợp khai tăng trị giá hải quan so với thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá.
Thứ tư, quy định cụ thể xác định xuất xứ tự động
Trong khi xác định xuất xứ theo phương thức thủ công dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người khai hải quan nộp, thì xác định xuất xứ tự động lại do cơ quan hải quan tích hợp từ những thông tin có sẵn và những thông tin trong hợp tác hải quan quốc tế. Hệ thống tích hợp này cho phép cơ quan hải quan chủ động theo dõi lộ trình của hàng hóa từ quốc gia xuất phát đến quốc gia đích, rút ngắn được thời gian xác định xuất xứ hàng hóa và loại trừ bớt tình trạng gian lận khai báo xuất xứ để hưởng lợi về thuế, phí hải quan. Vì vậy, cần trao thẩm quyền và công nhận pháp lý các thông tin có sẵn từ dữ liệu hải quan và từ các tổ chức định giá xuất xứ của Tổ chức thương mại thế giới. Xây dựng quy chế phối hợp công nhận lẫn nhau giữa hải quan Việt Nam với hải quan các nước về trao đổi thông tin, xác định xuất xứ điện tử. Xây dựng quy trình xác định xuất xứ tự động, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân định kiểm tra xuất xứ.
Thứ năm, cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phải áp dụng có cơ sở khoa học, chính xác các cơ sở kiểm tra, đối chứng khác nhau như xem xét nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hàng hóa, mở rộng khái niệm hàng giống hệt,
tương tự, xác minh giá trị hàng tại nước xuất khẩu...
Đối với những trường hợp gian lận giá bị phát hiện, cơ quan hải quan phải tiến hành xác định giá trị, chứng minh doanh nghiệp nhập khẩu có sai phạm. Bất cập hiện nay là chưa có cơ sở đối chứng, kiểm chứng đối với một số mặt hàng nhập khẩu độc quyền, sản phẩm có giá trị cao… Về các trường hợp này, cơ quan hải quan phải áp dụng các cơ sở kiểm tra, đối chứng khác nhau như xem xét nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hàng hóa, mở rộng khái niệm hàng giống hệt, tương tự, xác minh giá trị hàng tại nước xuất khẩu...