Trình độ đào tạo 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Sau Đại học 7 8 10 Đại học 69 68 66 Cao đẳng 0 0 0 Trung cấp 0 0 0 Cộng 69 68 66
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Qua bảng 2.4 ta thấy: Số giáo viên trong được đào tạo trình độ trên đại học của năm 2017-2018 và năm 2018-2019 tăng do có giáo viên được nhà trường cử đi đào tạo. Trình độ đại học vào các năm 2017-2018 và năm 2018-2019 giảm dần do có giáo viên luân chuyển, đi tăng cường hoặc biệt phái đến các trường THPT khác trong tỉnh.
2.2.3. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy học là một trong những nội dungquan trọng nhất ở trường THPT. Hoạt động dạy học có thể tiếp cận theo những định hướng khác nhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của chủ thể. Nội dung dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ bao gồm:
2.2.3.1. Truyền đạt bài dạy trên lớp
Muốn bài giảng của mình được suôn sẻ và có tính hiệu quả cao, cách truyền đạt bài dạy trên lớpđược tốt nhất, mọi giáo viên đều cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng giáo án trước giờ lên lớp. Giáo án hời hợt, không trọng tâm, logic sẽ khiến chất lượng bài giảng không đảm bảo, khiến các kiến thức trở nên dài dòng, lan man, làm học sinh khó hiểu và nhàm chán.Do đó, giáo án cần đi đúng trọng tâm nội dung của bài học hôm đó. Giáo viên phải nắm rõ mục đích cũng như những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau buổi học để đúc kết cho nội dung của giáo án. Giáo án nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý chính và nắm rõ nội dung bài học, có cách dẫn dắt hợp lý giúp các em hiểu bài nhanh hơn.
2.2.3.2. Tổ chức thảo luận nhóm
Chia nhóm để học tập và thực hành là một cách giảng dạy hay được nhiều giáo viên áp dụng, cho hiệu quả đáng mong đợi. Đối với tâm lý học sinh mà nói, khi được trao đổi kiến thức cùng bạn bè đồng trang lứa, các em sẽ rất thích thú và nhiệt tình đóng góp ý kiến để có những câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi thảo luận mà giáo viên đưa ra.
Hơn nữa, sự thi đua giữa các nhóm cũng là động lực để các em cố gắng xây dựng và phát triển bài. Các hoạt động nhóm mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cũng như giúp buổi học thêm sôi động, hấp dẫn, khơi gợi hứng thú học tập cho các em.
2.2.3.3. Tổ chức dạy phụ đạo
Trong chương trình học chính khóa, thời gian trên lớp chỉ đủ để giảng dạy phần lý thuyết cho học sinh, còn phần bài tập thì hầu như giao học sinh về nhà làm. Vì vậy, giờ học phụ đạo tại trường chính là cơ hội để học sinh trao đổi kiến thức với bạn bè và thầy cô. Tiết dạy chính khóa phải theo chương trình cơ bản, đủ, đúng quy định. Vì vậy, thời gian dành cho số tiết luyện tập rất ít. Học sinh cần học phụ đạo để nâng cao kiến thức là một nhu cầu chính đáng, đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu và kém. Học phụ đạo là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập, ôn lại kiến thức đã học, nhất là tư duy mở rộng vấn đề.
Ngoài ra, việc trao đổi thoải mái, không áp lực về thời gian giúp học sinh tự tin hơn, phát huy khả năng sáng tạo, hoạt động nhóm, đặc biệt là tạo được không khí lớp học thân thiết, gần gũi.
2.2.3.4. Sử dụng phương tiện dạy học
Nhiều thầy cô giáo khẳng định, phương tiện dạy học nếu biết sử dụng tốt thì sẽ trở thành “chiếc gậy thần” cho giáo viên khi đứng lớp. Tuy nhiên, nếu không biết phát huy vai trò của nó thì có khi kết quả lại không được như ý muốn của người sử dụng.
động vừa là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng. Với người dạy, phương tiện dạy học lại là chất xúc tác để làm cho bài giảng sâu sắc hơn, tinh giản mà đầy đủ. Ít ai biết rằng, nó còn “âm thầm” làm cho kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có hiệu quả hơn. Nhìn xa thêm, các phương tiện đó còn bồi đắp trong học sinh các phẩm chất cần thiết như: lòng kiên trì, ý thức tự giác, tính tích cực, óc thẩm mỹ...
2.2.3.5. Dạy học trực tuyến
Mục đích dạy học trực tuyến là mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi học sinh không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan. Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến nhằm bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học truyền thống (dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, dạy học trực tuyến sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo.
Có ba hình thức tổ chức dạy học trực tuyến:
Thứ nhất, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Thứ ba, dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không
thể đến trường.
2.2.4. Công tác dạy học tại trường
2.2.4.1. Thực hiện dạy học tăng thời lượng
+ Nhiệm vụ và giải pháp: Thực hiện dạy tăng thời lượng 9 môn đối với khối 12 (Ôn TN), 8 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Sử, Địa đối với khối 11 và 5 môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa đối với khối 10. Tổ chuyên môn thống nhất số tiết cho từng khối xây dựng kế hoạch nêu rõ nội dung cho từng tiết học, bố trí dạy xen kẽ sau tên bài cụ thể; đưa nội dung tăng thời lượng vào chương trình giáo dục bộ môn. Nhà trường bố trí dạy các tiết tăng thời lượng xen kẽ vào thời khóa biểu chính khóa.
+ Kết quả thực hiện: tổng số tiết tăng thời lượng toàn trường là 6742 tiết trong đó khối 12 là 3402 tiết, khối 11 là 1920 tiết, khối 10 là 1420 tiết.
+ Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân: Một số học sinh còn lười học, giáo án tăng thời lượng của một số giáo viên chưa thực được đầu tư, có chất lượng; một số môn học thiếu giáo viên nên việc bố trí dạy tăng thời lượng thường xuyên còn gặp khó khăn.
2.2.4.2. Công tác chỉ đạo và tổ chức dạy ôn tập thi THPT Quốc gia
+ Những nhiệm vụ và giải pháp đã thực hiện: Tổ chức thực hiện hiện tốt công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo an toàn, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch ôn thi THPT QG, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đối với bộ môn. lựa chọn giáo viên có chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm dạy khối 12. Tổ chức ôn tập ngay từ đầu năm, xếp các tiết ôn xen kẽ vào thời khóa biểu chính khóa. Thống nhất giáo án ôn tập theo đặc trưng bộ môn. TTCM, NTCM chịu trách nhiệm duyệt giáo án ôn tập của Giáo viên trước khi giảng dạy tại lớp. BGH, TTCM, NTCM tăng cường dự giờ ôn tập của Giáo viên.
+ Kết quả thực hiện: Tổng số tiết thực hiện ôn tập thi tốt nghiệp của lớp 12 là 3.402 tiết (9 môn thi). Thực hiện dự giờ và kiểm tra giáo án theo kế hoạch.
2.3. Thực trạng quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2016-2019
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý dạy học tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Bộ máy quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ với từng thành viên trong Ban giám hiệu, mỗi thành viên chịu trách nhiệm phụ trách các công việc được phân công theo kế hoạch, đứng đầu và quản lý chung là Hiệu trưởng, sau đó là Hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm phụ trách các tổ bộ môn, Hiệu phó phụ trách công tác pháp chế chịu trách nhiệm phụ trách công tác pháp chế, Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất chịu trách nhiệm phụ trách công tác cơ sở vật chất.
a. Chức năng của hiệu trưởng
Điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ. Chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT, trước lãnh đạo cấp trên và trước pháp luật về về mọi mặt hoạt động của nhà trường theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng theo điều lệ trường THPT quy định. Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác:
HIỆU TRƯỞNG HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH PHÁP CHẾ HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN CÁC TỔ BỘ MÔN CÔNG TÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT CÔNG TÁC PHÁP CHẾ
- Công tác chính trị tư tưởng.
- Công tác tổ chức kì thi THPT QG. Công tác tuyển sinh học sinh đầu cấp, tiếp nhận chuyển lớp, chuyển trường của học sinh. Ký duyệt danh sách lớp học, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp.
- Công tác kế hoạch, tài chính, tài sản.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, phân công công tác. Kiểm tra, đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Kiểm định chất lượng giáo dục. Trường chuẩn Quốc gia. - Công tác kiểm tra nội bộ.
- Công tác thi đua khen thưởng CB – GV – NV
- Phụ trách công tác phối hợp cùng đoàn thanh niên trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn TN, của nhà trường.
- Trực tiếp tham gia, chỉ đạo các phần việc đã phân công cho PHT khi cần thiết. - Phụ trách tổ Toán, tổ Văn phòng ; Sinh hoạt cùng tổ Toán.
- Phụ trách khối 11.
b. Chức năng của Hiệu phó phụ trách chuyên môn
Phụ trách chuyên môn. Chủ động tham mưu trình Hiệu trưởng quyết định các nhiệm vụ về hoạt động chuyên môn trong nhà trường, cụ thể như sau:
công chuyên môn, xếp Thời khoá biểu chính khóa, Ôn HSG, ôn thi THPT QG, Dạy tăng thời lượng, ....)
- Lên kế hoạch tổ chức các kỳ thi của trường trong năm học (theo KH của nhà trường, KH của Sở).
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra.
- Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà.
- Tham mưu việc nhận xét đánh giá giáo viên về trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác chuyên môn để Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm.
- Lập kế hoạch và triển khai công tác NCKH của GV và học sinh - Phụ trách công tác dạy nghề phổ thông.
- Viết báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thuộc lĩnh vực được phân công trình Hiệu trưởng phê duyệt để báo cáo Sở
- Hỗ trợ đồng chí Hiệu trưởng công tác thi đua khen thưởng của CB – GV – CNV. - Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
- Phụ trách tổ Lí – Tin- CN, Tổ Tiếng Anh. Sinh hoạt cùng tổ Toán - Phụ trách khối 12.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
c. Chức năng của Hiệu phó phụ trách pháp chế
các phong trào thi đua, các cuộc vận động: " Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", " Vì sự tiến bộ phụ nữ", ...
Chủ động tham mưu và xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng quyết định về hoạt động trong nhà trường thuộc các nội dung sau:
- Công tác pháp chế: công tác tuyên truyền, Giáo dục pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu trong giáo viên, nhân viên và học sinh ...
- Công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra thực hiện quy chế, quy định trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Công tác Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.
- Tổ chức và quản lý công tác dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. - Công tác tư vấn tâm lí học đường, trường học công viên.
- Tham mưu việc nhận xét đánh giá giáo viên trong các nội dung phụ trách để Hiệu trưởng nhận xét đánh giá cán bộ công chức hàng năm.
- Viết báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thuộc lĩnh vực được phân công trình hiệu trưởng phê duyệt để báo cáo Sở
- Phụ trách tổ Xã hội; Sinh hoạt cùng tổ Xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
d. Chức năng của Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất
Phụ trách công tác GVCN, Cơ sở vật chất, Tuyển sinh 10, Kiểm định chất lượng giáo dục, Duy trì trường chuẩn Quốc gia, hoạt động ngoại khóa. ...
Chủ động tham mưu và xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng quyết định về hoạt động trong nhà trường thuộc các nội dung sau:
- Công tác chủ nhiệm lớp; Lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng chủ nhiệm. Đề ra các biện pháp quản lý trong công tác giáo dục kỷ luật tích cực.
- Phụ trách Cơ sở vật chất. Lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành công tác trực tuần, lao động đảm bảo vệ sinh nhà trường luôn xanh, sạch và đẹp.
- Phụ trách công tác tuyển sinh 10: Tư vấn tuyển sinh, thu hồ sơ, coi thi, chấm thi,....
- Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục, Duy trì trường chuẩn Quốc gia.
- Theo dõi công tác Học bổng học sinh, Bảo hiểm học sinh, Y tế trường học, công tác thư viện. Công tác thi đua khối THPT.
- Phụ trách công tác phối hợp cùng công đoàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn, của nhà trường
- Lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học.
- Lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp.
- Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Viết báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thuộc lĩnh vực được phân công trình hiệu trưởng phê duyệt để báo cáo Sở
- Phụ trách tổ Hóa- Sinh- TD, QPAN và Tổ Ngữ văn; Sinh hoạt cùng tổ Hóa- Sinh- TD, QPAN .
- Phụ trách khối 10.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
d. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có nhiệm vụ:
năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.