Bảng 2.15: Thống kê số sai phạm và số trường hợp xử lí trong kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ - THÀNH PHỐ LẠNG SƠN (Trang 66 - 71)

Hình thức 2016 - 2017 2017-2018 2018-2019

Số sai phạm trong kiểm tra 15 10 6 Số trường hợp được xử lí 15 10 6

Số sai phạm trong kiểm tra và số trường hợp được xử lí đã giảm dần do quá trình nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động quản lý dạy học của nhà trường. Điều này giúp cho cán bộ quản lý khắc phục được những hạn chế trong công tác kiểm tra.

2.3.4.2. Thực trạng kiểm soát dạy học của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn tại trường THPT Hoàng Văn Thụ đối với CBQL và giáo viên

a. Quy trình kiểm tra

Bước 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:Theo qui định hiện hành, hàng năm Sở GD&ĐT tỉnh căn cứ kế hoạch của Bộ GD&ĐT ban hành theo điều lệ của trường THPT sẽ lên kế hoạch kiểm tra các trường THPT trên địa bàn thành phố và các huyện. Mục đích để xem xét và đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học của CBQL và giáo viên về trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho giáo viên, học sinh thể hiện qua việc dạy và học và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Bước 2. Thành lập tổ kiểm tra: Tổ kiểm tra quản lý dạy học của Sở GD&ĐT đối với CBQL và giáo viên gồm đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT được phân công theo quy định.

Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viêntheo Điều lệ nhà trường. Tập trung kiểm tra các nội dung sau:

+ Kiểm tra hoạt động của CBQL dạy học trong nhà trường:

- Kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy; thực hiện các qui định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các qui định về tổ chức và hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; các qui định về kiểm định chất lượng giáo dục;

- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường, việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học; công tác thi cử, kiểm tra, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập của nhà trường.

- Kiểm tra công tác qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác;

- Kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Kiểm tra công tác tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học; công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm;

- Kiểm tra hoặc phối hợp với các phòng ban chức năng thuộc UBND Tỉnh để kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước; việc thực hiện qui định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác;

- Kiểm tra hoặc phối hợp với các phòng ban chức năng thuộc UBND Tỉnh kiểm tra trách nhiệm của người đứng đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phản ánh; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác cải cách hành chính theo quy định của

pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục phổ thông theo thẩm quyền;

- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:

- Kiểm tra quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; việc kiểm tra, chấm, sửa và trả bài kiểm tra, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn; việc sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm;

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ: Dự giờ của giáo viên, đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên theo quy định. Xem xét và đánh giá trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ GDĐT đối với cấp THP;

- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; kết quả lên lớp, tốt nghiệp; kết quả thi học sinh giỏi các cấp; mức độ tiến bộ của học sinh.

- Kiểm tra tham gia các công tác khác: Công tác chủ nhiệm; công tác kiêm nhiệm khác; các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, trường.

+ Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn:

- Kiểm tra công tác quản lý của TTCM, NTCM;

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; việc hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo quy định;

- Kiểm tra việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm...;

- Kiểm tra sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn (chú trọng về chất lượng sinh hoạt tổ, đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn);

- Kiểm tra công tác dự giờ, hội giảng, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học của tổ/nhóm chuyên môn;

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém, dạy học không hưởng thù lao;

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định;việc đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên (nếu có).

Sau khi kiểm tra, người làm công tác kiểm soát dạy học cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn). Việc xử lý, lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng máy vi tính.

Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho Hiệu trưởng ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

b. Hình thức kiểm tra:

Tuỳ theo nội dung và tình hình thực tế, Sở GD&ĐT thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra đột xuất bằng các cách thức sau đây:

- Thông qua báo cáo; sơ kết, tổng kết;

- Tổ chức đối thoại với những tổ chức, cá nhân có liên quan; - Họp, giao ban;

- Làm việc trực tiếp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra; - Tổ chức đoàn kiểm tra.

Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Sở GDĐT. Kiểm tra theo kế hoạch có thể tiến hành theo diện hoặc theo điểm (kiểm tra theo diện là tiến hành kiểm tra nhiều trường trên cùng một địa bàn với cùng một

nội dung và trong thời gian nhất định; kiểm tra theo điểm là kiểm tra từng đơn vị với những nội dung và mục đích khác nhau).

Kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GD&ĐT đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quy chế hoạt động của Sở GD&ĐT.

Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

c. Công cụ kiểm tra: Cơ sở pháp lý của quy trình kiểm tra căn cứ vào: - Luật giáo dục.

- Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục. - Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của Booh GD&ĐT.

- Điều lệ trường THPT của Bộ GD&ĐT ban hành.

- Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. - Các thông tư, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giảng viên.

- Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch năm học của nhà trường.

Mục đích: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý.

2.3.4.3. Thực trạng QLDH thông qua kết quả khảo sát tại trường THPT Hoàng Văn Thụ

2.3.4.3.1. Điều tra về nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của các nội dung QLDH tại trường THPT Hoàng Văn Thụ

Bảng 2.16: Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Văn Thụ nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung QLDH

Tổng sốGV được hỏi là 19 đồng chí, số đồng chí trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 19 = 100%.

T

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ - THÀNH PHỐ LẠNG SƠN (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w