- Đối với nhóm phụ nữ không nhiễm HPV: chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp bắt cặp được 140 phụ nữ từ danh sách hồi cứu năm 2013:
2.2.4.2 Tỷ lệ biến đổi HPV-DNA, các type HPV nhiễm, biến đổi tế bào học cổ tử cung và mối liên quan giữa biến đổi HPV-DNA với biến đổi tế bào học
cung và mối liên quan giữa biến đổi HPV-DNA với biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ
* Biến đổi HPV-DNA:
Kết quả HPV có hai giá trị
+ Dương tính: khi HPV thuộc 1 trong 14 type nguy cơ cao như 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68.
+ Âm tính khi không thuộc các type HPV này.
- Tỷ lệ biến đổi HPV-DNA: có ba giá trị được ghi nhận
+ Không biến đổi kết quả HPV-DNA: phụ nữ không thay đổi kết quả HPV- DNA ở các thời điểm nghiên cứu, gồm phụ nữ có kết quả HPV-DNA âm tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu) và kết quả vẫn âm tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu), và kết quả vẫn âm tính ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020). Tương tự, phụ nữ có kết quả HPV-DNA dương tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu) và kết quả vẫn dương tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu) và lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu). Công thức tính tỷ lệ không biến đổi HPV-DNA = số vẫn âm tính + số vẫn dương tính qua hai giai đoạn xét nghiệm / tổng số mẫu.
+ Biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng tốt: là sự biến đổi HPV-DNA thể hiện ý nghĩa thoái triển tự nhiên HPV ở các phụ nữ đã bị nhiễm trước đó. Gồm những phụ nữ có kết quả HPV-DNA dương tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả xét nghiệm HPV-DNA âm tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu); hoặc kết quả HPV-DNA dương tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu), nhưng có kết quả HPV-DNA âm tính ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu). Công thức tính tỷ lệ biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng tốt = số âm tính năm hiện tại từ số dương tính năm cũ/ tổng số dương tính năm cũ.
+ Biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu: là sự biến đổi HPV-DNA thể hiện ý nghĩa của tái nhiễm hoặc nhiễm mới HPV. Gồm những phụ nữ có kết quả HPV-DNA âm tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả HPV- DNA dương tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu); hoặc kết quả HPV-DNA âm tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu), nhưng có kết quả HPV-DNA dương
tính ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu). Công thức tính tỷ lệ biến đổi HPV- DNA theo chiều hướng xấu = số dương tính năm hiện tại từ số âm tính của năm cũ / tổng số âm tính năm cũ.
* Biến đổi tế bào học cổ tử cung
- Xác định sự biến đổi tế bào học cổ tử cung thông qua xét nghiệm PAP qua mẫu phết tế bào cổ tử cung. Dựa trên kết quả PAP phân làm 2 nhóm
+ PAP bất thường: gồm những trường hợp có tổn thương từ mức độ ≥ ASC-US. + PAP bình thường: gồm những trường hợp PAP bình thường hoặc biến đổi tế bào do viêm.
Phân loại kết quả PAP bất thường qua hệ thống phân loại Bethesda. Kết quả PAP bất thường sẽ ghi nhận theo kiểu hình và phân thành 11 nhóm như sau
1) Tế bào biểu mô lát không điển hình ý nghĩa chưa xác định (ASC-US) 2) Tế bào biểu mô lát không điển hình, chưa loại trừ HSIL (ASC-H)
3) Tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ thấp (LSIL) bao gồm loạn sản nhẹ/ CIN I.
4) Tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ cao (HSIL) bao gồm loạn sản trung bình và nặng, CIS, CIN II và CIN III.
5) Ung thư tế bào biểu mô lát
6) Biến đổi tế bào biểu mô tuyến nội mạc tử cung
7) Tế bào biểu mô tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định (AGC)
8) Tế bào biểu mô tuyến không điển hình, liên quan tăng sản ác tính (AGC-AIS) 9) Ung thư tế bào biểu mô tuyến tại chỗ (AIS)
10) Ung thư tế bào biểu mô tuyến xâm lấn 11) Ung thư tế bào chưa xác định
- Tỷ lệ PAP bất thường: tính tỷ lệ PAP bất thường trên tổng số phụ nữ nghiên cứu, tỷ lệ PAP bất thường ở 2 nhóm phụ nữ nhiễm và không nhiễm HPV ở các thời điểm năm 2013 (hồi cứu), năm 2018 và 2020 (tiến cứu).
- Tỷ lệ biến đổi PAP: có ba giá trị được ghi nhận và công thức tính tỷ lệ biến đổi PAP tương tự như của HPV-DNA.
+ Không biến đổi kết quả PAP: phụ nữ không thay đổi kết quả PAP ở các thời điểm nghiên cứu, gồm phụ nữ có kết quả PAP bình thường ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu) và kết quả vẫn bình thường ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu) và lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu). Tương tự, phụ nữ có kết quả PAP bất thuờng ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu) và kết quả vẫn bất thường ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018) và lần xét nghiệm 3 (năm 2020).
- Biến đổi kết quả PAP theo chiều hướng tốt: gồm phụ nữ có kết quả PAP bất thường ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả PAP bình thường ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu) hoặc phụ nữ có kết quả PAP bất thường ở lần xét nghiệm 2, nhưng có kết quả PAP bình thường ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu).
- Biến đổi kết quả PAP theo chiều hướng xấu: gồm phụ nữ có kết quả PAP bình thường ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả xét nghiệm PAP bất thường ở lần xét nghiệm 2 (2018 - tiến cứu), hoặc kết quả PAP bình thường ở lần xét nghiệm 2, nhưng có kết quả xét nghiệm PAP bất thường ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu).
- Tỷ lệ kiểu hình PAP bất thường theo type HPV nhiễm: tính tỷ lệ từng kiểu hình PAP bất thường theo type HPV nhiễm ở hai thời điểm năm 2018 và năm 2020.
* Biến đổi VIA
Tất cả phụ nữ sẽ được làm VIA để đánh giá tổn thương biểu mô cổ tử cung. - Kết quả VIA có hai giá trị
+ Dương tính: khi trên bề mặt cổ tử cung xuất hiện vùng bắt màu trắng đục, dày và tăng sinh, có ranh giới rõ với biểu mô bình thường xung quanh, đặc biệt là ở vùng chuyển tiếp - ranh giới lát - trụ sau khi bôi dung dịch acid acetic 3% ở bề mặt cổ tử cung.
+ Âm tính: biểu mô cổ tử cung hồng hào không có những vùng bắt màu trắng. - Tỷ lệ VIA dương tính: tính tỷ lệ VIA dương tính trên tổng số phụ nữ nghiên cứu, tỷ
lệ VIA dương tính ở 2 nhóm phụ nữ nhiễm và không nhiễm HPV ở các thời điểm năm 2013 (hồi cứu), năm 2018 và 2020 (tiến cứu).
- Tỷ lệ biến đổi VIA: có ba giá trị được ghi nhận và công thức tính tỷ lệ biến đổi VIA tương tự như của HPV-DNA.
+ Không biến đổi kết quả VIA: phụ nữ không thay đổi kết quả VIA ở các thời điểm nghiên cứu, gồm phụ nữ có kết quả VIA âm tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013
- hồi cứu) và kết quả vẫn âm tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu) và lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu ). Tương tự, phụ nữ có kết quả VIA dương tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013) và kết quả vẫn dương tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018) và lần xét nghiệm 3 (năm 2020).
- Biến đổi kết quả VIA theo chiều hướng tốt: gồm phụ nữ có kết quả VIA dương tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả VIA âm tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu) hoặc phụ nữ có kết quả VIA dương tính ở lần xét nghiệm 2 (năm 2018 - tiến cứu), nhưng có kết quả VIA âm tính ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu).
- Biến đổi kết quả VIA theo chiều hướng xấu: gồm phụ nữ có kết quả VIA âm tính ở lần xét nghiệm 1 (năm 2013 - hồi cứu), nhưng có kết quả xét nghiệm VIA dương tính ở lần xét nghiệm 2 (2018 - tiến cứu), hoặc kết quả VIA âm tính ở lần xét nghiệm 2, nhưng có kết quả xét nghiệm VIA dương tính ở lần xét nghiệm 3 (năm 2020 - tiến cứu).
* Biến đổi giải phẫu bệnh
Những phụ nữ có kết quả VIA bất thường hoặc kết quả PAP bất thường sẽ được tiến hành sinh thiết cổ tử cung làm xét nghiệm mô bệnh học (MBH).
- Kết quả mô bệnh học có hai giá trị + Bất thường: khi kết quả từ CIN I trở lên.
+ Bình thường: gồm những trường hợp có kết quả bình thường, viêm, condyloma hoặc chuyển sản.
- Tỷ lệ mô bệnh học bất thường: tính tỷ lệ MBH bất thường trên tổng số phụ nữ nghiên cứu, tỷ lệ MBH bất thường ở 2 nhóm phụ nữ nhiễm và không nhiễm HPV hai thời điểm năm 2018 và 2020 (tiến cứu).
- Tỷ lệ biến đổi MBH: có ba giá trị được ghi nhận và công thức tính tỷ lệ biến đổi MBH tương tự như của HPV-DNA.
+ Không biến đổi kết quả MBH: phụ nữ không thay đổi kết quả MBH ở các thời điểm nghiên cứu gồm phụ nữ có kết quả MBH bình thường và phụ nữ có kết quả MBH bất thường ở hai thời điểm năm 2018 và năm 2020.
+ Biến đổi kết quả MBH theo chiều hướng tốt: gồm phụ nữ có kết quả MBH bất thường ở lần xét nghiệm 1 (năm 2018 - tiến cứu) nhưng có kết quả MBH bình thường ở lần xét nghiệm 2 (năm 2020 - tiến cứu).
+ Biến đổi kết quả MBH theo chiều hướng xấu: gồm phụ nữ có kết quả MBH bình thường ở lần xét nghiệm 1 (năm 2018 tiến cứu) nhưng có kết quả MBH bất thường ở lần xét nghiệm 2 (năm 2020 - tiến cứu).
- Tỷ lệ MBH bất thường theo type HPV nhiễm theo thời gian: ghi nhận từng kiểu hình MBH bất thường theo từng type HPV nhiễm của năm 2018 và năm 2020.
* Tỷ lệ các type HPV ở các phụ nữ nhiễm HPV: ghi nhận các type HPV nhiễm ở những phụ nữ có kết quả HPV-DNA dương tính:
+ Xác định type HPV nhiễm bằng kỹ thuật realtime PCR có 14 type HPV thuộc nhóm nguy cơ cao được xác định, gồm các type HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.
+ Tỷ lệ các type HPV nhiễm theo thời gian: tính tỷ lệ các type HPV nhiễm trên tổng số mẫu phụ nữ nhiễm HPV theo giai đoạn nghiên cứu.
+ Tỷ lệ các type HPV nhiễm kéo dài từ năm 2013 - 2020: tính tỷ lệ các type HPV nhiễm kéo dài trên tổng số type HPV nhiễm kéo dài.
* Mối liên quan giữa biến đổi HPV-DNA với biến đổi tế bào học cổ tử cung
Nhằm mục đích làm rõ hơn mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu với biến đổi tế bào học cổ tử cung theo chiều hướng xấu, chúng tôi tiến hành khảo sát các mối liên quan cụ thể sau:
- Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ phụ nữ có biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu với tỷ lệ phụ nữ có biến đổi tế bào CTC theo chiều hướng xấu.
- Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ phụ nữ có biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu với tỷ lệ phụ nữ có biến đổi VIA theo chiều hướng xấu.
- Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ phụ nữ có biến đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu với tỷ lệ phụ nữ có biến đổi MBH theo chiều hướng xấu.
Từ đó tính ra nguy cơ tương đối RR và khoảng tin cậy 95% để xác định có liên quan hay không liên quan.
- Xác định mối liên quan giữa nhiễm HPV kéo dài với biến đổi MBH.
+ Nhiễm HPV kéo dài gồm những trường hợp nhiễm HPV liên tục ở 3 thời điểm làm xét nghiệm năm 2013, 2018 và năm 2020. Phân thành hai nhóm: có và không.
+ Biến đổi MBH: do mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán UTCTC, nên chúng tôi đưa vào phân tích mối liên quan nhằm đánh giá xem những trường hợp nhiễm HPV kéo dài có liên quan gì đến UTCTC. Phân thành hai nhóm: có biến đổi và không biến đổi.
+ Từ đó tính ra nguy cơ tương đối RR và khoảng tin cậy 95% để xác định có liên quan hay không liên quan.